Trang chủ Bờ cõi biển đảo Giao lưu hữu nghị
06:57 | 29/07/2022 GMT+7

Cần tuân thủ nghiêm túc, trách nhiệm và thiện chí Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông

aa
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia Nguyễn Mạnh Đông chia sẻ về sự ra đời, "sứ mệnh" của Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông.
Tàu khu trục Mỹ thách thức các tuyên bố chủ quyền vô lý của Trung Quốc trên Biển Đông Tàu khu trục Mỹ thách thức các tuyên bố chủ quyền vô lý của Trung Quốc trên Biển Đông
Hội thảo trực tuyến kỷ niệm 20 năm tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (2002-2022) Hội thảo trực tuyến kỷ niệm 20 năm tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (2002-2022)
Hà Tĩnh: Triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ trên tuyến biên giới biển Hà Tĩnh: Triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ trên tuyến biên giới biển
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao) Nguyễn Mạnh Đông tham dự trực tuyến Hội thảo kỷ niệm 20 năm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). (Ảnh: Gia Phú)
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao) Nguyễn Mạnh Đông tham dự trực tuyến Hội thảo kỷ niệm 20 năm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) (Ảnh: Gia Phú).

Thưa ông, trong suốt hai thập kỷ qua, Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) đã đóng vai trò như thế nào trong việc giúp đảm bảo hòa bình, ổn định tại khu vực Biển Đông?

- Trước tiên, tôi muốn nói về sự ra đời của DOC. Đứng trước những diễn biến phức tạp của khu vực Biển Đông cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, cả ASEAN và Trung Quốc đều nhận thấy cần phải có một Bộ quy tắc ứng xử để điều chỉnh hành vi của các bên liên quan đến Biển Đông.

Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán, ASEAN và Trung Quốc chưa thể đạt được một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông mà thay vào đó, hai bên đã nhất trí ký Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) ngày 4/11/2002, trong đó thể hiện nhiều cam kết về việc tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), các hành vi được khuyến khích và các hành vi cần phải kiềm chế…

Là văn kiện đầu tiên ASEAN và Trung Quốc đạt được trong vấn đề Biển Đông, DOC là cơ sở để soi chiếu, đánh giá tính hợp pháp, chính đáng trong hành vi của các bên liên quan theo các cam kết của mình.

Tại Hội thảo ngày 25/7 kỷ niệm 20 năm DOC, rất nhiều Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Trung Quốc, những người đặt bút ký DOC đều phát biểu nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của DOC đối với việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng trong khu vực, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.

Là văn kiện đầu tiên ASEAN và Trung Quốc đạt được trong vấn đề Biển Đông, DOC là cơ sở để soi chiếu, đánh giá tính hợp pháp, chính đáng trong hành vi của các bên liên quan theo các cam kết của mình. Đồng thời, DOC cũng thúc đẩy việc xây dựng lòng tin, hợp tác biển giữa ASEAN- Trung Quốc. Có thể nói, trong vòng 20 năm qua, DOC đã đi vào cuộc sống, phát huy được vai trò của mình.

Mặc dù vậy, trên thực tế phải thừa nhận một cách rất thẳng thắn rằng mặc dù DOC có ý nghĩa rất lớn nhưng trong vòng 20 năm qua tình hình Biển Đông vẫn tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp và một trong những nguyên nhân của các diễn biến phức tạp đó là việc thực thi DOC chưa được nghiêm túc và đầy đủ, chưa đáp ứng dự định ban đầu của các nhà đàm phán cũng như những người ký kết.

Trong thời gian tới, khi chúng ta vẫn đang chờ đợi Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), ông kỳ vọng như thế nào về triển vọng tuân thủ và thực thi DOC trong bối cảnh gần đây có nhiều những diễn biến phức tại trên Biển Đông?

- Thứ nhất, chúng ta phải khẳng định rằng việc thực thi một cách đầy đủ và nghiêm túc, thiện chí DOC là trách nhiệm của cả ASEAN và Trung Quốc đối với việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng ở khu vực.

Trong thời gian vừa qua, việc thực thi DOC giữa ASEAN và Trung Quốc đã được quan tâm, một số lĩnh vực, dự án hợp tác cụ thể đã được triển khai. Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình khu vực Biển Đông còn nhiều diễn biến phức tạp, việc thực thi DOC cần được quan tâm nhiều hơn, thực chất hơn, trên các mặt: (i) tuân thủ nghiêm túc các cam kết, tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển được xác lập theo đúng UNCLOS; (ii) tăng cường kiểm điểm việc triển khai DOC; (iii) thúc đẩy các dự án, chương trình hợp tác cụ thể phù hợp với các cam kết.

Thứ hai, tất cả các bên đều có trách nhiệm thực hiện kiềm chế, không có hành động làm phức tạp tình hình và duy trì môi trường hòa bình, ổn định và có lợi cho việc thúc đẩy đàm phán COC trong giai đoạn hiện nay.

Vì vậy, trách nhiệm chính của ASEAN và Trung Quốc là tuân thủ một cách nghiêm túc và thực thi một cách có trách nhiệm, thiện chí DOC trên tinh thần hợp tác, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS hướng tới mục tiêu cuối cùng và cao nhất là biến Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào sự phồn thịnh, phát triển của khu vực và thế giới.

Cần tuân thủ nghiêm túc, trách nhiệm và thiện chí Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông
Hội thảo trực tuyến kỷ niệm 20 năm DOC (Ảnh: BC).

Về tiến trình đàm phán COC, xin ông chia sẻ những tiến triển trong quá trình đàm phán và khả năng đạt được COC trong thời gian gần nhất?

- Đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) là một trong những nội dung quan trọng của DOC mà ASEAN và Trung Quốc đã cam kết. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, ASEAN và Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực theo hướng này. Nhưng thực tế, tiến trình đàm phán thực chất COC chỉ diễn ra từ năm 2018 đến nay và sau đó lại gặp khó khăn do đại dịch, vì vậy, tiến triển của việc đàm phán cũng có sự gián đoạn nhất định.

Những vấn đề mà DOC chưa điều chỉnh một cách hiệu quả hoặc chưa xử lý một các rốt ráo thì COC sắp tới cần giải quyết. Vì vậy, đàm phán COC chắc chắn sẽ khó khăn, phức tạp hơn nhưng tôi nghĩ rằng với quyết tâm cao của cả ASEAN và Trung Quốc, đàm phán sẽ sớm đạt được kết quả cuối cùng.

Trong thời gian gần đây, ASEAN và Trung Quốc đều thể hiện quyết tâm, nối lại các cuộc đàm phán dưới hình thức trực tuyến và trực tiếp và đạt được nhiều tiến triển tích cực. Một trong những tiến triển nhất theo tôi đánh giá là việc ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí văn bản COC phải là một văn bản thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982. Đây là những tư tưởng, định hướng quan trọng chỉ đạo cho quá trình đàm phán sắp tới.

Trong quá trình đàm phán, ASEAN và Trung Quốc đều bày tỏ quyết tâm sớm đạt được COC, song khẳng định không vì sức ép thời gian mà bỏ qua nội dung và chất lượng của COC, bảo đảm COC phải thực sự thực chất, hiệu quả. Khi COC giữa ASEAN và Trung Quốc được thông qua mà được cộng đồng quốc tế tôn trọng và ủng hộ thì đây sẽ gửi đi một tín hiệu rất tốt về khả năng của ASEAN và Trung Quốc trong việc quản lý các khác biệt cũng như xử lý các vấn đề của khu vực.

Rõ ràng, những vấn đề mà DOC chưa điều chỉnh một cách hiệu quả hoặc chưa xử lý một các rốt ráo thì COC sắp tới cần giải quyết. Vì vậy, những đàm phán COC chắc chắn sẽ khó khăn, phức tạp hơn nhưng tôi nghĩ rằng với quyết tâm cao của cả ASEAN và Trung Quốc, đàm phán sẽ sớm đạt được kết quả cuối cùng.

Biển Đông hiện nay đã trở thành vùng biển chiến lược, nhận được nhiều sự quan tâm của các quốc gia trong và ngoài khu vực, tạo ra những cạnh tranh nhất định, ông nhận định về điều này như thế nào?

- Biển Đông có vị trí và tầm quan trọng mang ý nghĩa chiến lược đối với các nước trong và ngoài khu vực. Tình hình Biển Đông và an ninh, ổn định ở Biển Đông không chỉ ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến các quốc gia trong khu vực mà còn rộng hơn nữa, tác động đến tình hình khu vực và quốc tế.

Việc các quốc gia khác quan tâm tới Biển Đông cũng là điều dễ hiểu, đặc biệt Biển Đông là khu vực có rất nhiều tuyến đường hàng hải quốc tế mà theo UNCLOS 1982 thì các nước có quyền tự do hàng hải, hàng không phù hợp với các quy định có liên quan của Công ước.

Chủ trương của Việt Nam cũng như nhiều nước là hoan nghênh những đóng góp có trách nhiệm của các bên, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982; thực hiện các quyền, trong đó có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không và các quyền khác phải phù hợp với Công ước, đóng góp có trách nhiệm vào tiến trình duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác trong khu vực.

Cà Mau: Hơn 750 căn nhà tại các xã ven biển bị hư hại do thiên tai Cà Mau: Hơn 750 căn nhà tại các xã ven biển bị hư hại do thiên tai
Hai ngày qua, ở Cà Mau xuất hiện dông, lốc kèm theo mưa to làm hư hại hơn 750 căn nhà dân tại các xã ven biển, gần 345ha lúa hè thu và 1 ha rau màu bị ngập úng; ước tổng thiệt hại hơn 5,2 tỷ đồng.
Khu vực biên giới Cà Mau chủ động ứng phó với thiên tai Khu vực biên giới Cà Mau chủ động ứng phó với thiên tai
Khu vực biên giới biển tỉnh Cà Mau gồm 23 xã, thị trấn thuộc 6 huyện ven biển và 2 cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối cách xa đất liền gần 20 hải lý. Trên dọc tuyến bờ biển dài 254km có gần 100 cửa sông, cửa lạch thông ra biển, thuận lợi cho việc ra vào của ngư dân. Tuy nhiên, khu vực biên giới biển của tỉnh thường xuyên gánh chịu nhiều đợt mưa giông, triều cường, áp thấp nhiệt đới, biển động mạnh… đe dọa đến tính mạng, tài sản của nhân dân. Trước mùa mưa bão năm 2022, BĐBP Cà Mau đã chủ động triển khai các biện pháp, phương án để cùng chính quyền địa phương, lực lượng chức năng đảm bảo cuộc sống bình yên cho nhân dân.
Quảng Ngãi: Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 2 cùng người dân thu gom rác tại cửa biển Sa Cần Quảng Ngãi: Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 2 cùng người dân thu gom rác tại cửa biển Sa Cần
Gần 700 đoàn viên thanh niên, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển hải đoàn 23 (Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển 2) cùng nhân dân đã ra quân thu gom, xử lý rác thải ở cửa biển Sa Cần, thuộc thôn Sơn Trà, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
Theo Hà Phương/baoquocte.vn
Nguồn: baoquocte.vn

Tin bài liên quan

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, giật cấp 10 trong 24 giờ tới

Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, giật cấp 10 trong 24 giờ tới

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang tiến sát Biển Đông.
Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển Đông

Việt Nam nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng khu vực giữa Biển Đông

Sáng 17/7 (theo giờ địa phương), tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc cùng Đoàn công tác của Bộ Ngoại giao do Đại sứ Trịnh Đức Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia làm Trưởng đoàn, đã chính thức nộp Hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam ở Khu vực Giữa Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa Liên Hợp Quốc (CLCS).
Nhiều địa phương tăng cường tuyên truyền biển, đảo

Nhiều địa phương tăng cường tuyên truyền biển, đảo

Vừa qua, Vũng Tàu, TP.HCM, Tây Ninh đã tích cực tuyên truyền biển, đảo cho đông đảo quần chúng nhân dân.

Các tin bài khác

Triển lãm thủy sản quốc tế - Vietfish 2024

Triển lãm thủy sản quốc tế - Vietfish 2024

Ngày 21/8, Triển lãm thủy sản quốc tế 2024 (Vietfish 2024) do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) tổ chức đã khai mạc tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP Hồ Chí Minh.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân: quân, dân huyện đảo Trường Sa cần thực hiện tốt 3 nhóm nhiệm vụ

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân: quân, dân huyện đảo Trường Sa cần thực hiện tốt 3 nhóm nhiệm vụ

Bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; giữ vững an ninh, an toàn trên biển; phát triển kinh tế biển bền vững là ba nhóm nhiệm vụ Phó chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Võ Thị Ánh Xuân lưu ý cán bộ, chiến sĩ Hải quân nói chung, Vùng 4 Hải quân cũng như quân, dân huyện đảo Trường Sa nói riêng cần xác định thực hiện tốt.
Sĩ quan, thủy thủ Tàu KRI Bung Tomo-357 Hải quân Indonesia giao lưu hữu nghị tại TP Hồ Chí Minh

Sĩ quan, thủy thủ Tàu KRI Bung Tomo-357 Hải quân Indonesia giao lưu hữu nghị tại TP Hồ Chí Minh

Chiều 20/8 và sáng 21/8 tại thành phố Hồ Chí Minh, đoàn Sĩ quan, thủy thủ Tàu KRI Bung Tomo-357 Hải quân Indonesia đã tham gia giao hữu bóng chuyền, bóng đá với cán bộ, chiến sĩ Tàu 17, Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân.
Tàu KRI Bung Tomo-357 Hải quân Indonesia thăm Việt Nam

Tàu KRI Bung Tomo-357 Hải quân Indonesia thăm Việt Nam

Ngày 19/8, Tàu KRI Bung Tomo-357 Hải quân Indonesia đã cập Cảng Nhà Rồng (thành phố Hồ Chí Minh) bắt đầu chuyến thăm Việt Nam.

Đọc nhiều

Công nghệ: chìa khóa bảo tồn, phát triển tiếng Việt cho thế hệ kiều bào trẻ

Công nghệ: chìa khóa bảo tồn, phát triển tiếng Việt cho thế hệ kiều bào trẻ

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong giáo dục đang mở ra nhiều cơ hội mới cho việc giảng dạy tiếng Việt ở nước ngoài. Từ các ứng dụng học ngôn ngữ đến lớp học trực tuyến, công nghệ đang trở thành công cụ đắc lực giúp thế hệ trẻ kiều bào giữ gìn và phát huy ngôn ngữ mẹ đẻ một cách thuận tiện và hiệu quả.
Ra mắt Trung tâm Việt Nam học đầu tiên tại Osaka (Nhật Bản)

Ra mắt Trung tâm Việt Nam học đầu tiên tại Osaka (Nhật Bản)

Ngày 7/10, Hiệp hội xúc tiến hợp tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản tại Osaka, Nhật Bản đã phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka tổ chức buổi lễ ra mắt “Trung tâm Việt Nam học”.
Thúc đẩy hợp tác giữa Hiệp hội thể thao công an nhân dân Việt Nam với Nhật Bản

Thúc đẩy hợp tác giữa Hiệp hội thể thao công an nhân dân Việt Nam với Nhật Bản

Ngày 7/10, tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Hiệp hội thể thao công an nhân dân (Bộ công an) với Tổ chức Giao lưu Quốc tế Việt Nam Nhật Bản (FAVIJA).
Hợp tác nhân đạo kết nối nhân dân Việt Nam - Hàn Quốc

Hợp tác nhân đạo kết nối nhân dân Việt Nam - Hàn Quốc

Ngày 7/10, tại TP.HCM, Hội Chữ thập đỏ TP.HCM đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Incheon (Hàn Quốc), tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024-2028, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác nhân đạo giữa hai bên.
Học giả quốc tế chia sẻ kinh nghiệm hợp tác, quản lý biên giới trên đất liền và trên biển

Học giả quốc tế chia sẻ kinh nghiệm hợp tác, quản lý biên giới trên đất liền và trên biển

Ngày 8/10/2024, Hội thảo Quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hoà bình và phát triển” đã diễn ra thành công tại Hà Nội.
Hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân, cư dân phải đáp ứng tiêu chuẩn nước nhập khẩu

Hàng hóa mua bán qua biên giới của thương nhân, cư dân phải đáp ứng tiêu chuẩn nước nhập khẩu

Chính phủ ban hành Nghị định số 122/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2018/NĐ-CP ngày 23/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động thương mại biên giới. Trong đó nêu rõ, hàng hóa trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân, cư dân biên giới phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc và các điều kiện khác theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu.
Khai mạc Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển”

Khai mạc Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển”

Sáng ngày 8/10, Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển” đã khai mạc tại Hà Nội.
infographics 70 nam giai phong thu do ha noi danh gan 100 ty dong tham hoi tang qua doi tuong chinh sach
infographics viet nam dong gop tich cuc chu dong trach nhiem trong cong dong phap ngu
inforgraphics phong chong dich benh mua mua bao
thong diep chuyen du dai hoi dong lhq cua tong bi thu chu tich nuoc to lam
inforgraphics bao ve tre em trong truong hop xay ra thien tai
inforgraphics 11 dai hoc viet nam dat tieu chuan nuoc ngoai
video su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (8/10): Nhiệt độ miền Bắc tăng nhẹ, miền Trung và miền Nam tiếp tục mưa to

Thời tiết hôm nay (8/10): Nhiệt độ miền Bắc tăng nhẹ, miền Trung và miền Nam tiếp tục mưa to

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 8/10, miền Bắc trời nắng, nhiệt độ tăng nhẹ, miền Trung và miền Nam mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to.
Thời tiết hôm nay (07/10):  Miền Bắc trời quang mây, đêm lạnh, ngày nắng hanh

Thời tiết hôm nay (07/10): Miền Bắc trời quang mây, đêm lạnh, ngày nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, miền Bắc, do không khí lạnh tăng cường nên tuần này trời quang mây, đêm lạnh, ngày nắng hanh, độ ẩm phổ biến 35-41%.
Mưa dông nhiều nơi trong ngày 6/10

Mưa dông nhiều nơi trong ngày 6/10

Hôm nay 6/10, Đà Nẵng đến Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa to cục bộ với lượng mưa có nơi trên 70mm, mưa dông tập trung vào chiều tối và đêm.
Thời tiết hôm nay (5/10): Bắc Bộ ngày nắng, sáng sớm và đêm trời lạnh

Thời tiết hôm nay (5/10): Bắc Bộ ngày nắng, sáng sớm và đêm trời lạnh

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 5/10, khu vực Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, trời lạnh về đêm và sáng, vùng núi có nơi trời rét.
Thời tiết hôm nay (4/10): Bắc Bộ trời se lạnh, nắng hanh

Thời tiết hôm nay (4/10): Bắc Bộ trời se lạnh, nắng hanh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 4/10, khu vực Bắc Bộ có sương mù vào sáng sớm, ngày nắng hanh, đêm lạnh. Khu vực Bình Thuận, Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có nơi mưa to.
Thời tiết ngày 3/10: Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông

Thời tiết ngày 3/10: Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông

Ngày 3/10, ở khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông cục bộ. Có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30 mm, cục bộ có nơi trên 70 mm.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động