Thống nhất các quy định phòng chống dịch COVID-19 nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI
Theo thống kê, TP.HCM và 18 tỉnh, thành phố phía Nam chiếm tới hơn 70% tổng số vốn FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên, chính những địa phương này lại đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi đại dịch COVID-19.
Tác động từ dịch bệnh khiến nhiều doanh nghiệp FDI bị đứt gãy chuỗi cung ứng, phải tạm chuyển đơn hàng ra nước ngoài, cắt giảm sản lượng hay thậm chí là tạm ngừng hoạt động. Bối cảnh khó khăn khiến nhiều nhiều kế hoạch đẩy mạnh đầu tư, nâng công suất… của nhà đầu tư nước ngoài cũng bị đình trệ.
Các doanh nghiệp FDI đã nêu ra nhiều khó khăn trong bối cảnh dịch COVID-19 như cách ly xã hội và hạn chế tiếp xúc khiến doanh nghiệp khó gặp gỡ khách hàng, các chuyên gia nước ngoài khó quay trở lại Việt Nam làm đơn hàng giảm, thanh toán muộn, chậm trễ trong ra quyết định… Các dịch vụ hậu cần khó khi thiếu nguồn cung, chi phí xuất khẩu gia tăng. Chi phí cho "3 tại chỗ" cũng là thách thức lớn, việc làm hạn chế…
Tuy nhiên, về trung và dài hạn, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Với thị trường lớn gần 100 triệu dân, môi trường kinh doanh nhiều thuận lợi, các doanh nghiệp FDI có nhiều cơ hội khi hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Thực tế cũng chứng minh, việc các doanh nghiệp FDI tạm chuyển đơn hàng sang các nước khác xuất phát bởi lý do trước mắt là khó khăn gây ra bởi dịch bệnh.
FDI là động lực góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng và phát triển (Ảnh minh họa) |
Để hỗ trợ doanh nghiệp FDI tháo gỡ khó khăn, tiến tới phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh và đồng thời giữ chân nhà đầu tư nước ngoài, dòng vốn ngoại, Việt Nam buộc phải mở cửa để tái khởi động nền kinh tế, kinh doanh an toàn, thích ứng và chấp nhận sống chung với dịch bệnh.
Theo đó, chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc hộ chiếu vaccine cho phép người dân sau khi đã được tiêm đủ 2 mũi nhưng vẫn bảo đảm các yêu cầu phòng, chống dịch bệnh có thể được tự do di chuyển, nới lỏng quy định về phòng chống dịch đối với chuyên gia, lao động ngoài nước.
Cho phép các doanh nghiệp FDI được mở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh theo cẩm nang hướng dẫn về kinh doanh an toàn do Bộ Y tế phê duyệt. Đặc biệt, phải đảm bảo thống nhất các quy định phòng chống dịch từ Trung ương đến địa phương, tránh mỗi nơi làm một kiểu. Nếu địa phương có thay đổi về quy định phòng chống dịch thì phải thông báo cho người dân, doanh nghiệp.
Chính phủ cũng nên đề ra kế hoạch chống dịch và biện pháp cho từng giai đoạn, phổ biến rộng rãi tới doanh nghiệp FDI cũng như doanh nhân nước ngoài. Nhờ đó, doanh nghiệp FDI cũng có thể chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh để kịp thời thích ứng, vừa đảm bảo phòng chống dịch vừa đề ra các giải pháp phù hợp.
Cần thống nhất các quy định phòng chống dịch (Ảnh minh họa) |
Mặt khác, với cam kết hội nhập mạnh mẽ, Việt Nam cần tăng tốc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và tái cấu trúc nền kinh tế. Không thể vì dịch bệnh COVID-19 mà trì hoãn cải cách kinh tế, có thể dẫn tới bỏ lỡ những doanh nghiệp lớn, những nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng.
Để giải quyết kịp thời những vướng mắc, phát sinh, Chính phủ, bộ, ban ngành và địa phương cần phải chia sẻ, lắng nghe doanh nghiệp FDI và các nhà đầu tư nước ngoài. Đây sẽ là yếu tố giúp Việt Nam giữ chân được các doanh nghiệp FDI, giữ được việc làm cho người lao động trong nước, giữ được dòng vốn ngoại.
Đồng thời, Việt Nam cần đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư công để cải thiện các kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư nước ngoài trong đầu tư và thực hiện các dự án FDI.
Về phía các cơ quan chức năng, cần tích cực, chủ động trong việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ hiện đại, giảm thiểu tới mức tối đa các thủ tục hành chính, thời gian và chi phí tiếp cận, chi phí thực thi các quy định pháp lý và luật pháp, tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, trên cơ sở phát triển công nghệ số, cần đa dạng hóa, tích cực, chủ động, linh hoạt trong việc xúc tiến đầu tư nước ngoài một cách có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo yêu cầu lựa chọn, đổi mới hình thức và nội dung thu hút FDI, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong giai đoạn bình thường mới.
Đảm bảo an toàn cho công nhân là giải pháp hữu hiệu để doanh nghiệp FDI ở Vũng Tàu thích ứng với dịch COVID-19 Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI tại địa phương đã chủ động đưa ra giải pháp ứng phó, vừa phòng chống dịch, vừa duy trì sản xuất, kinh doanh. |
Trăn trở của doanh nghiệp FDI tại Đồng Nai và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi sản xuất sau COVID-19 Các hiệp hội, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đánh giá cao môi trường đầu tư của Đồng Nai; một số doanh nghiệp FDI đã đề nghị tỉnh sớm ưu tiên đủ vaccine cho doanh nghiệp để tiêm phòng cho người lao động và có chính sách linh hoạt, chi tiết và rõ ràng hỗ trợ doanh nghiệp đưa lao động trở lại nhà máy để sớm hoạt động trở lại bình thường. |
Hỗ trợ doanh nghiệp FDI trong bối cảnh dịch COVID-19: Cần những giải pháp căn cơ và dài hạn Các chuyên gia kinh tế nhấn mạnh đến những giải pháp căn cơ và dài hạn, xây dựng kế hoạch tổng thể nhằm phục hồi kinh tế Việt Nam, gỡ khó cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp FDI nói riêng trong bối cảnh dịch COVID-19. |