Hỗ trợ doanh nghiệp FDI trong bối cảnh dịch COVID-19: Cần những giải pháp căn cơ và dài hạn
Kiến nghị một số giải pháp tại Tọa đàm tham vấn chuyên gia về kinh tế - xã hội với Quốc hội, TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV, đề nghị cần sớm xây dựng chiến lược, kịch bản phòng chống dịch COVID-19 trong điều kiện mới và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh "bình thường mới".
Theo ông Lực, cần có các động lực tăng trưởng mới và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô nhằm chủ động tận dụng cơ hội phục hồi mạnh cũng như kiểm soát rủi ro (giá cả tăng, lạm phát tăng, đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi lao động…). Trong khi đó, đối với người dân và doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước, cần có giải pháp nhằm thực hiện khẩn trương, quyết liệt những gói hỗ trợ đã ban hành.
TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV |
Cụ thể, Chính phủ chỉ đạo khẩn trương rà soát, đánh giá sơ bộ kết quả, tiến hành tháo gỡ ngay những vướng mắc trong quá trình thực hiện: Gia hạn Nghị định 52/2021 (về gia hạn nộp thuế); đẩy nhanh thực hiện Nghị quyết 68 (về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn vì COVID-19). Nên tính toán để gia hạn các chính sách này cùng với các gói giảm phí, lệ phí khác ít nhất đến khi Việt Nam đạt tỷ lệ tiêm chủng người lớn 70%.
Về giải pháp trước mắt, TS. Cấn Văn Lực đề xuất xem xét ban hành các gói hỗ trợ tiếp theo, với tổng giá trị bổ sung khoảng gần 40 nghìn tỷ đồng (0,62% GDP năm 2020). Ngoài ra, có thể gia tăng các hói hỗ trợ hiện tại bằng cách điều chỉnh, gia hạn: Mở rộng đối tượng hỗ trợ người lao động với tất cả lao động phi chính thức; gói hỗ trợ tiền điện; gói hỗ trợ viễn thông...
Về giải pháp lâu dài, TS. Cấn Văn Lực đề nghị cần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu chuẩn, cập nhật thường xuyên phục vụ công tác an sinh xã hội, cứu trợ; có sự liên thông, chia sẻ được với cơ sở dữ liệu định danh quốc gia.
Bên cạnh đó, đề nghị Ngân hàng Nhà nước tăng cường cho vay tái cấp vốn, tiếp tục linh hoạt hạn mức tăng trưởng tín dụng đối với các tổ chức tín dụng, để các tổ chức tín dụng có thêm nguồn lực giảm lãi suất, cung ứng tín dụng hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.
Đề nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo sớm xây dựng thể chế, hành lang pháp lý cho quản lý, phát triển kinh tế số, xã hội và chính quyền số; Chính phủ chỉ đạo đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế nhằm có thể huy động và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.
TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương |
Đồng tình với ý kiến của TS. Cấn Văn Lực, TS. Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, nhấn mạnh cần sớm xây dựng và thực hiện Chương trình tổng thể về phục hồi và phát triển kinh tế trong và sau dịch COVID-19.
Với yêu cầu thực hiện hiệu quả các chính sách, Viện Nghien cứu quản lý kinh tế trung ương kiến nghị 3 giai đoạn trong phục hồi kinh tế, với những cách tiếp cận khác nhau.
Theo đó, giai đoạn 1 (đến quý 1/2022) ưu tiên phòng chống dịch, kết hợp chính sách kinh tế vĩ mô để hỗ trợ doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI "trụ vững' qua thời kỳ khó khăn. Duy trì cải cách môi trường kinh doanh để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.
Giai đoạn 2 (đến hết 2023): Sau khi kiểm soát dịch COVID-19 thì tiến hành nới lỏng chính sách kinh tế vĩ mô để kích cầu cho nền kinh tế, đồng thời tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp. Tạo thêm không gian cho doanh nghiệp bằng các giải pháp duy trì và đổi mới cải cách môi trường kinh doanh.
Ở giai đoạn 3 (sau 2023): Bình thường hóa chính sách kinh tế vĩ mô, hướng tới củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, và thúc đẩy cải cách thể chế kinh tế sâu rộng hơn.
Cũng theo TS. Trần Hồng Minh, để ứng phó các diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và khu vực, cần vận dụng các chính sách kinh tế vĩ mô một cách linh hoạt. Đẩy mạnh đa dạng hóa xuất khẩu, nghiên cứu, khuyến khích các mô hình kinh tế mới ở thị trường trong nước như kinh tế số, thương mại điện tử, kinh tế tuần hoàn...
Doanh nghiệp FDI thành công áp dụng '3 tại chỗ' trong mùa dịch Phương án "3 tại chỗ'" đã được nhiều doanh nghiệp FDI áp dụng để giữ vững sản xuất, duy trì chuỗi cung ứng, đồng thời cùng với chính quyền địa phương kiểm soát dịch bệnh COVID-19. |
Doanh nghiệp FDI ở Đồng Nai hiến kế khôi phục sản xuất sau dịch COVID-19 Gần 3 tháng qua, đợt dịch COVID-19 lần thứ tư bùng phát và diễn biến phức tạp khiến các doanh nghiệp FDI tại Đồng Nai muốn duy trì sản xuất buộc phải thực hiện phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 địa điểm” hoặc kết hợp cả hai phương án trên. Tuy nhiên, nhiều đơn vị đang gặp phải vô số khó khăn và mong muốn chính quyền vào cuộc hỗ trợ để khôi phục sản xuất. |
Bắc Ninh: Doanh nghiệp FDI kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất Qua trao đổi với địa phương, cộng đồng doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã kiến nghị nhiều giải pháp nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, phục hồi sản xuất trong giai đoạn bình thường mới. |