Giải pháp ứng phó dịch bệnh, duy trì sản xuất của doanh nghiệp FDI tại Tây Ninh
Để phòng chống dịch COVID-19, Công ty TNHH Brotex Việt Nam (KCN Phước Đông, H. Gò Dầu, Tây Ninh) xác định giải pháp hàng đầu là tuyên truyền cho người lao động (NLĐ) thực hiện 5K của Bộ Y tế. Hàng tuần, doanh nghiệp FDI này triển khai phát khẩu trang y tế đảm bảo chất lượng cho NLĐ, đồng thời yêu cầu họ thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang trong suốt quá trình làm việc.
Với quyết tâm không để dịch xâm nhập vào nhà xưởng, công ty thực hiện nghiêm 5K. Đồng thời, siết chặt phòng dịch ở tất cả các khâu, bảo đảm phòng, chống dịch vừa duy trì sản xuất liên tục - ông Nguyễn Thành Trung, đại diện công ty, cho hay.
Là một công nhân đang làm việc tại công ty, anh Hoàng chia sẻ: "Vượt qua dịch bệnh đã là niềm vui, trở lại công việc có thu nhập ổn định lại càng vui hơn nên tôi và mọi người đều tự giác thực hiện 5K, cũng không rủ nhau đi ăn như trước. Tôi chỉ mong sao dịch bệnh được kiểm soát tốt để chúng tôi duy trì công việc, có thu nhập ổn định, lo cho gia đình".
Người lao động thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang khi làm việc |
Còn tại Công ty TNHH New Wide Việt Nam (KCN Phước Đông), có trên 800 lao động đang làm việc. Công ty tổ chức test định kỳ 1 lần/tuần cho đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao trong công ty như tổ trưởng, lái xe, nhân viên kho… Các xưởng linh hoạt giãn cách giờ ăn của công nhân, bảo đảm 100% lao động thực hiện nghiêm quy định 5K.
Để thực hiện "mục tiêu kép", doanh nghiệp cũng bố trí khu cách ly và điều trị F0 tại ký túc xá của công ty với 39 phòng, sức chứa 3 người/phòng. Toàn bộ NLĐ đều đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine. Từ ngày 22/10 đến 17/11, công ty ghi nhận 113 trường hợp F) và đã nhanh chóng bóc tách, điều trị để tổ chức hoạt động sản xuất bình thường.
Ghi nhận thực tế tại nhiều doanh nghiệp FDI khác ở Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, cũng cho thấy nhiều doanh nghiệp đã tập trung nâng cao nguồn lực để kiểm soát, bảo đảm an toàn cho công nhân, NLD trước nguy cơ dịch bùng phát bất cứ lúc nào. Nhiều công ty cũng đã lên kịch bản cụ thể và có phương án phòng chống dịch để chủ động ứng phó khi có tình huống phát sinh.
Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người lao đọng tuân thủ tốt các biện pháp phòng, chống dịch; phát khẩu trang hàng tuần và bảo đảm 100% người lao động đeo khẩu trang, giãn cách khi ăn uống và làm việc; lập các nhóm Zalo cập nhật tin tức dịch bệnh hàng ngày và nhắc nhở người lao động…
Doanh nghiệp bố trí giãn cách bàn làm việc |
Bà Phạm Vũ Anh Thi - Phó trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Tây Ninh đánh giá cao sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong công tác phòng, chống dịch, duy trì sản xuất, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của của tỉnh. Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần chuẩn bị nơi cách ly, điều trị cho các ca F0 cũng như tăng cường tuyên truyền đến NLĐ thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế. Ban Quản lý khu kinh tế kiến nghị đến các sở, ngành có liên quan hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp duy trì, phục hồi và phát triển sản xuất trong điều kiện bình thường mới.
Theo thống kê, từ khi đợt dịch COVID-19 lần thứ 4 diễn ra đến nay, trên địa bàn khu công nghiệp, khu kinh tế có 207 doanh nghiệp đang hoạt động, số lao động đến hiện tại trên 66.600 người; trong đó có 178 doanh nghiệp FDI với khoảng 63.600 lao động.
Đối với các doanh nghiệp FDI nằm ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế, trong đợt dịch thứ 4, có 408 doanh nghiệp đang hoạt động với trên 28.700 lao động; trong đó, 27 doanh nghiệp FDI với khoảng 12.400 lao động.
Trong cuộc đối thoại với lãnh đạo tỉnh, các doanh nghiệp FDI đã chia sẻ một số khó khăn hiện nay như chưa tiếp cần được nguồn vaccine, không đủ điều kiện áp dụng "3 tại chỗ", thiếu hụt lao động; vấn đề nhập cảnh và giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài; chi phí đầu vào, đầu tư tăng cao...
Doanh nghiệp FDI tại TP.HCM cần thêm cơ chế để trở lại sản xuất sau dịch COVID-19 Dịch bệnh COVID-19 đã có tác động mạnh vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Cùng với việc sản xuất sụt giảm, nhiều doanh nghiệp còn đang phải loay hoay trong việc đáp ứng Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng chống dịch COVID-19 khi quay trở lại sản xuất. |
Doanh nghiệp FDI vững vàng trong đại dịch COVID-19 nhờ mạnh mẽ chuyển đổi số Trước những thách thức lớn từ đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp FDI đã chủ động, tích cực tìm kiếm giải pháp mới, áp dụng chuyển đổi số để có thể duy trì tối đa hoạt động sản xuất - kinh doanh. |
Bình Dương từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI Bình Dương đang từng bước hỗ trợ doanh nghiệp FDI khôi phục sản xuất bằng nhiều giải pháp. Nhờ đó, đã bước đầu khôi phục các hoạt động trong trạng thái bình thường mới, tạo được niềm tin lớn trong cộng đồng doanh nghiệp FDI. |