Thổ Nhĩ Kỳ có S-400, NATO như "hổ mọc thêm cánh"?
"Rồng lửa" S-400 đợt 2 cập bến Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ im lặng đáng sợ Báo Mỹ mổ xẻ sức mạnh S-400 Nga bán cho Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ quyết mua S-400, sẵn sàng đáp trả Mỹ |
Các tổ hợp phòng không S-400 Triumph. Ảnh: Vesti.ru |
Mới đây, trong một cuộc họp báo, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã tuyên bố rằng, Thổ Nhĩ Kỳ là trụ cột mạnh nhất của NATO trong khu vực, là một trong những quốc gia có những đóng góp lớn cho NATO sau Mỹ và cho rằng, NATO nên hài lòng về việc Tehran đã quyết định mua các hệ thống phòng không S-400 của Nga thay vì phản đối.
“Nếu trong NATO có khoảng ba đến năm quốc gia thành viên hùng mạnh thì một trong số đó chính là Thổ Nhĩ Kỳ”, trích lời ông Erdogan.
Chính vì vậy, việc Tehran đầu tư mua các hệ thống phòng không hiện đại của Nga sẽ giúp NATO như "hổ mọc thêm cánh".
Người đứng đầu nhà nước cho biết, việc Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 không phải để chuẩn bị cho chiến tranh mà là để tăng cường an ninh quốc gia. Quá trình chuyển giao các tổ hợp phòng không S-400 Triumph sẽ được hoàn tất vào tháng 4/2020, ông cho biết.
Ngoài ra, để học cách làm việc với hệ thống phòng không mới này, 100 chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ đã được gửi đến Nga để thực hiện các hóa huấn luyện. Đội ngũ chuyên gia này sẽ có được tất cả các kỹ năng cần thiết và khi trở về, họ có thể đào tạo tại chỗ cho những quân nhân khác. Tổng thống Erdogan tin rằng số lượng các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ am hiểu về S-400 sẽ không dừng lại ở con số 100 mà có thể nhân lên gấp mười lần như thế. Với sự tự tin này, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có những bước đi vững chãi hơn trong tương lai, đồng thời giúp tăng cường đáng kể sức mạnh phòng thủ cho NATO.
Tổng thống Erdogan cho rằng thỏa thuận với Nga về việc cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không S-400 là thỏa thuận quan trọng nhất trong lịch sử hiện đại Thổ Nhĩ Kỳ.
Việc nước này quyết định mua các hệ thống phòng không đã gặp không ít sóng gió, đặc biệt là việc phải đối mặt với các lệnh trừng phạt từ phía Mỹ.
Theo đó, Mỹ đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ thỏa thuận mua S-400 của Nga, thay vào đó là các tổ hợp phòng không Patriot do Mỹ sản xuất. Mỹ cũng đe dọa loại bỏ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình mua máy bay chiến đấu F-35 mà Ankara đã tham gia trước đó nếu nước này không thay đổi quyết định mua S-400. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đã không nhượng bộ và tuyên bố sẽ có những biện pháp đáp trả sòng phẳng với Mỹ.
Bất chấp sự gia tăng áp lực liên tục từ phía Lầu Năm Góc, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn kiên định với kế hoạch ban đầu. Ankara không muốn Mỹ can thiệp quá sâu vào vấn đề an ninh quốc gia và muốn tự giải quyết những vấn đề của mình. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần khẳng định với Mỹ rằng thỏa thuận mua các hệ thống S-400 đã được ký kết và sẽ không có sự thay đổi.
Vào ngày 12/7, những tổ hợp phòng không S-400 đầu tiên đã được Nga chuyển đến Thổ Nhĩ Kỳ. Mới đây, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ đã xác nhận máy bay vận tải thứ bảy của Nga đã hạ cánh xuống một căn cứ quân sự gần thủ đô Tehran với một loạt các bộ phận mới của hệ thống tên lửa phòng không S-400.
Vì sao ông Trump nổi giận tung đòn trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ? Mỹ đã tung đòn trừng phạt lên Thổ Nhĩ Kỳ sau khi quốc gia này kiên quyết giữ vững lập trường mua hệ thống phòng ... |
Thổ Nhĩ Kỳ lên án Israel không kích thông tấn xã Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 4/5 đã lên án gay gắt Israel vì không kích một tòa nhà ở Dải Gaza ... |
Nếu tên lửa S-400 bắn hạ mục tiêu này, Nga không còn phải sợ gì nữa? Nga đã bắt đầu sử dụng các tên lửa chống hạm siêu âm P-700 Granit (NATO định danh là SS-N-19 Shipwreck) phóng từ tàu ngầm ... |