Báo Mỹ mổ xẻ sức mạnh S-400 Nga bán cho Thổ Nhĩ Kỳ
Liệu Ấn Độ có tiết lộ công nghệ S-400 cho NATO? |
Thổ Nhĩ Kỳ quyết mua S-400, sẵn sàng đáp trả Mỹ |
Ả Rập Saudi "nhòm ngó" S-400 của Nga, thỏa thuận 350 tỉ USD của ông Trump sắp đổ bể? |
Hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ảnh: topwar.ru |
Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-400 của Nga đã gây chú ý đối với truyền thông thế giới kể từ khi các tổ hợp này được triển khai ở cả biên giới Nga và nước ngoài. Mới đây, trang tin quân sự của Mỹ “National Interest” đã nói về những ảnh hưởng của tổ hợp phòng không Nga đối với chính trị thế giới và vai trò của nó trong cuộc đối đầu giữa Nga và Mỹ.
Bài báo lưu ý rằng, mặc dù được quảng cáo rầm rộ nhưng S-400 vẫn chưa một lần được sử dụng trong điều kiện chiến đấu thực sự. Các tổ hợp này đã được quân đội Nga triển khai ở Syria, tuy nhiên, chúng chưa bắn ra một phát đạn nào mặc dù trong thời gian gần đây, không phận của Syria liên tục bị vi phạm bởi máy bay của nhiều quốc gia khác nhau. Đồng thời, National Interest nhấn mạnh, nếu những tuyên bố về hiệu quả chiến thuật của S-400 với tầm bắn 400 km vẫn đang gây tranh cãi, thì nhiều khả năng, nó sẽ không thể trở thành một công cụ chiến lược hiệu quả.
Mặc dù rõ ràng là khả năng chiến đấu của các hệ thống phòng không S-400 của Nga vẫn chưa được kiểm chứng nhưng nó đã sở hữu những khách hàng tiềm năng là Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi và Qatar.
Tác giả bài báo cho rằng: “Không nên đánh giá thấp việc sử dụng S-400 như một công cụ để phát triển kinh tế. Đây là một minh chứng rõ ràng cho cuộc “chiến tranh lai” của Nga với Mỹ và các đồng minh NATO.
Chiến lược chiếm ưu thế hơn chiến thuật
Lợi ích chiến lược đầu tiên rõ ràng là tiền thu được từ việc bán vũ khí . Nền kinh tế Nga đã phải chịu đựng các lệnh trừng phạt do việc sáp nhập bán đảo Crimea, chiến tranh ở Ukraine, những cáo buộc can thiệp vào cuộc bầu cử tại Mỹ cũng như giá dầu giảm.
Việc bán vũ khí công nghệ cao giúp đa dạng hóa nền kinh tế Nga, giúp quốc gia này thoát khỏi sự phụ thuộc vào xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên. Nguồn thu này giúp Nga có thể đối phó với các hạn chế tiêu cực, gây ảnh hưởng đến nền kinh tế của đất nước, đồng thời hỗ trợ cho các chương trình hiện đại hóa quân sự tốn kém của đất nước.
Lợi ích chiến lược thứ hai là uy tín và vị thế quốc tế, hình thành trên cơ sở “Nga là một quốc gia mạnh về phát triển các hệ thống vũ khí tấn công và phòng thủ tiên tiến".
Các hệ thống vũ khí trên bộ và trên không của Liên Xô đã được xuất khẩu trên khắp thế giới trong Chiến tranh Lạnh, ví dụ như súng máy AKM, còn được gọi là AK-47. Nga cho thấy rằng, hiện tại, mặc dù không còn là một siêu cường, quốc gia này vẫn có thể tạo ra các hệ thống vũ khí có khả năng đe dọa máy bay Mỹ và các đồng minh.
Lợi ích chiến lược thứ ba là xây dựng và củng cố mối quan hệ với các nước như Trung Quốc – quốc gia hiện đang hợp tác với Nga trong một số lĩnh vực.
Nga và Trung Quốc đã có những bất đồng trong quá khứ và có cả sự nghi ngờ lẫn nhau, do đó, việc Trung Quốc mua lại các hệ thống phòng không S-400 của Nga sẽ giúp tăng cường quan hệ quân sự giữa hai nước. S-400 là một khoản đầu tư kinh tế đáng kể đối với bất kỳ quốc gia nào và việc vận hành các tổ hợp này yêu cầu sự tương tác liên tục của chuyên gia hai nước để đảm sự hoạt động hiệu quả của hệ thống.
Lợi thế chiến lược cuối cùng mà tác giả nhấn mạnh là việc sử dụng S-400 như một yếu tố của “cuộc chiến lai” giữa Nga và Mỹ. Vấn đề này cần phải được nghiên cứu nghiêm túc. Được biết, các chuyên gia nước ngoài đã tiến hành thảo luận và phân tích về thiên hướng này trong vòng 10 năm trở lại đây.
Có thể hiểu “chiến tranh lai” là cuộc chiến trong đó một nước sẽ tập trung lực lượng để tấn công khu vực mục tiêu và tiến hành tấn công mạng nhằm vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của kẻ thù.
Tuy nhiên, tác giả bài báo cho rằng, sự thật vẫn là sự thật: Các cường quốc như Nga và Trung Quốc đang sử dụng chiến lược này để tăng cường sự đối đầu với Mỹ và các nước đồng minh.
Có được lợi thế chiến lược mà không cần nổ súng
Bán S-400 cho một thành viên NATO mà cụ thể ở đây là Thổ Nhĩ Kỳ, cho thấy vai trò chiến lược của hệ thống này trong việc dẫn tới cuộc “chiến tranh lai” với Mỹ. Nó mang lại hiệu quả chiến thuật cho Nga mà không cần thực hiện một phát súng nào.
Mặc dù thỏa thuận mua S-400 giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga vẫn chưa được thực hiện, nhưng nó đã gây ra sự chia rẽ nghiêm trọng trong nội bộ NATO. Theo nhà phân tích người Mỹ, hệ thống của Nga với các radar mạnh mẽ được triển khai trong NATO sẽ là một lợi thế đáng kể đối với quốc gia này.
Mỹ đã nhiều lần bày tỏ sự không hài lòng với thương vụ mua S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan, đã hơn một lần gửi tối hậu thư cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ với lời đe dọa sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt và loại bỏ quốc gia này khỏi chương trình bán máy bay chiến đấu F-35.
Việc loại trừ Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35 cũng mang lại lợi ích cho Nga, vì trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã có ý định mua 100 máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ. Nếu Mỹ không bán F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ, Ankara rất có thể sẽ lấp đầy khoảng trống này bằng việc mua máy bay chiến đấu của Nga, từ đó giúp Nga củng cố thêm các lợi ích chiến lược.
Có thể thấy, Thổ Nhĩ Kỳ là một đối tác chiến lược quan trọng của Liên minh Bắc Đại Tây Dương do vị trí địa lý và khả năng quân sự của quốc gia này. Việc Thổ Nhĩ Kỳ ký thỏa thuận mua các hệ thống S-400 đã phần nào mang đến cho Nga những lợi thế trong cuộc chiến với NATO.
Nga sắp bàn giao tên lửa phòng không S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ Tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg (SPIEF) ngày 7/6, Tổng Giám đốc Tập đoàn Rostec Serge Chemezov cho biết, 2 tháng nữa, ... |
Vì sao ông Trump nổi giận tung đòn trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ? Mỹ đã tung đòn trừng phạt lên Thổ Nhĩ Kỳ sau khi quốc gia này kiên quyết giữ vững lập trường mua hệ thống phòng ... |
Thổ Nhĩ Kỳ lên án Israel không kích thông tấn xã Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm 4/5 đã lên án gay gắt Israel vì không kích một tòa nhà ở Dải Gaza ... |