Tạo “vắc-xin phòng chống đuối nước” cho trẻ em là hành động cần thực hiện sớm
79 quốc gia đồng thuận chọn ngày 25/07 hàng năm là ngày Phòng chống đuối nước thế giới WHO và Việt Nam đã có nhiều chương trình, hành động để hưởng ứng này Thế giới Phòng chống đuối nước (25/7). |
207.000 người tiếp cận với cuộc thi “Sáng kiến truyền thông trong phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em” Những thông điệp tích cực và ý nghĩa về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em đã được lan tỏa rộng trong cộng đồng thông qua các tác phẩm tham gia. |
- Thưa ông, phòng, chống đuối nước là một chương trình quan trọng trong vấn đề quyền con người và chất lượng sống mà Việt Nam chúng ta đã nỗ lực cải thiện, phấn đấu. Xin ông chia sẻ về quan điểm, chủ trương của Việt Nam trong vấn đề này?
Phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em là bảo đảm quyền sống, quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể của trẻ em. Với trách nhiệm quản lý nhà nước về trẻ em và điều phối việc thực hiện quyền trẻ em, Bộ LĐTB&XH đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức đưa các quy định về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, trong đó có tai nạn đuối nước vào Luật trẻ em trình Quốc hội xem xét, thông qua năm 2019. Luật trẻ em và các văn bản pháp lý về chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em đã quy định trách nhiệm cụ thể của các bộ, ngành, chính quyền các cấp, cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình đối với việc tạo môi trường an toàn, phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em.
Nhiều trung tâm, đơn vị tham gia dạy bơi cho trẻ em. |
Bộ LĐTB&XH cũng đã chủ trì, phối hợp trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các Chương trình ở quy mô quốc gia về phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em trong đó có trọng tâm phòng, chống đuối nước. Mới nhất là Quyết định số 1248/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021- 2030.
Về phòng, chống đuối nước, Chương trình này đặt mục tiêu giảm 10% số trẻ em tử vong do đuối nước năm 2025 và 20% vào năm 2030, 60% trẻ em từ 6 đến dưới 16 tuổi biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước, và 70% biết kỹ năng an toàn trong môi trường nước vào năm 2030. Có 50% trẻ em biết bơi an toàn năm 2025 và 60% trẻ em biết bơi an toàn vào năm 2030.
- Với những chủ trương, mục tiêu đó, Việt Nam đã đạt được những kết quả như thế nào trong vấn đề phòng, chống đuối nước, thưa ông?
Việc triển khai quy định pháp luật và các chương trình, kế hoạch về phòng, chống tai nạn, thương tích đã có kết quả nhất định. So với 5 năm trước, mỗi năm trong giai đoạn 2016- 2020, trung bình nước ta giảm được khoảng 100 trường hợp trẻ em bị tử vong do đuối nước.
Công tác phòng, chống đuối nước trẻ em đã được triển khai trên toàn quốc với sự tham gia phối hợp của các cấp, các ngành. Bộ LĐTB&XH đã phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và các chuyên gia chuẩn hóa và ban hành bộ tài liệu kỹ năng an toàn trong môi trường nước và tài liệu dạy bơi cho trẻ em. Xây dựng mạng lưới hướng dẫn viên dạy bơi an toàn trong toàn quốc. Thí điểm và mở rộng mô hình dạy bơi và dạy kỹ năng an toàn cho trẻ em. Hàng năm, Bộ LĐTB&XH phối hợp với các bộ, ngành triển khai chiến dịch truyền thông, giáo dục, vận động phòng, chống đuối nước trẻ em vào mùa hè.
Nhiều địa phương đã bố trí kinh phí, vận động cộng đồng đóng góp để xây dựng bể bơi hoặc lắp đặt bể bơi thông minh tại các trường tiểu học triển khai tập huấn kỹ năng cứu đuối và dạy bơi cho trẻ em, chủ động triển khai thí điểm chương trình dạy bơi. Một số địa phương thực hiện “phổ cập bơi” cho học sinh. Việc xây dựng môi trường an toàn, phòng, chống đuối nước cho trẻ em được thực hiện thường xuyên và mở rộng hơn, ví dụ như: Huy động nguồn lực và hỗ trợ của các tổ chức xã hội xây dựng cầu cho trẻ em qua sông đi học, làm hàng rào quanh ao, cắm biển báo tại nơi nguy hiểm; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cấp phép các bến bãi, tàu thuyền vận chuyển khách qua sông, kiểm tra việc chấp hành các quy định về toàn giao thông đường thủy; kiểm tra và loại bỏ các nguy cơ gây đuối nước tại cộng đồng…
Những kết quả phòng, chống đuối nước trẻ em có được cũng là kết quả của sự phối hợp ngày càng cụ thể, đồng bộ của các bộ, ngành, tổ chức trong nước; sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm và tài chính của các tổ chức Liên hợp quốc, tổ chức phi chính phủ và các quỹ từ thiện quốc tế như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Từ thiện Bloomberg và Tổ chức Vận động chính sách y tế toàn cầu (GHAI) của Hoa Kỳ, Tổ chức Huế Help, dự án Swim for Life…
- Theo ông, thời gian tới chúng ta cần làm gì để sớm đạt được mục tiêu về phòng, chống đuối nước ở trẻ em?
Dạy bơi cho trẻ em tại Sóc Trăng. |
Ở Việt Nam, đuối nước vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trẻ em. Ước tính mỗi năm vẫn có khoảng 2.000 trẻ em bị đuối nước. Các trường hợp đuối nước tăng cao vào mùa hè, bắt đầu từ khi các em kết thúc năm học, dừng thời gian học tập ở trường, lớp, dành thời gian chủ yếu ở nhà và ở cộng đồng dân cư. Nhiều vụ việc có nhiều em bị đuối nước cùng lúc đã xảy ra.
Nguyên nhân hàng đầu của đuối nước trẻ em vẫn là môi trường sống không an toàn, gồm cả môi trường gia đình và cộng đồng. Nguy cơ đuối nước luôn tiềm ẩn ở những vùng, những vị trí nguồn nước, mặt nước, công trình không được cảnh báo, cảnh giới, không được rào chắn, những vật chứa nước không có nắp đậy….
Nguyên nhân thứ hai thuộc về sự giám sát, nhắc nhở của cha, mẹ, giáo viên, các thành viên trong gia đình. Nếu trẻ em, đặc biệt trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, không được giám sát mọi nơi, mọi lúc; nếu trẻ không thường xuyên được cảnh báo, nhắc nhở, hướng dẫn về các nguy cơ, cách phòng tránh đuối nước thì tai nạn đuối nước luôn có nguy cơ thể xảy ra.
Nguyên nhân thứ ba là kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước của mỗi trẻ em, gồm các kỹ năng an toàn trong nước, bơi an toàn, cứu đuối an toàn. Mỗi trẻ em đều phải được học bơi an toàn, được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng phòng tránh đuối nước như là được tiêm vắc- xin để phòng, chống dịch bệnh.
Từ những nguyên nhân dễ nhận biết nói trên, mỗi cha, mẹ, thành viên gia đình có trẻ em cần hành động sớm nhất có thể:
Thứ nhất, rà soát ngôi nhà của mình để khắc phục, loại bỏ ngay các nguy cơ gây tai nạn, đặc biệt tai nạn đuối cho trẻ em theo tiêu chí Ngôi nhà an toàn phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn. Yêu cầu, nhắc nhở chính quyền địa phương và những người hàng xóm, đồng thời trực tiếp tham gia vào việc khảo sát môi trường sống, phát hiện, thiết lập hệ thống biển báo, rào chắn, phân công cảnh giới, giám sát những vị trí, vùng nước nguy hiểm có thể hoặc đã từng gây đuối nước.
Thứ hai, luôn luôn trông coi, giám sát con em mình, nhất là thời gian ngoài trường, lớp học để bảo đảm luôn biết trẻ ở đâu, làm gì, với ai.
Thứ ba, tạo “vắc-xin phòng chống đuối nước” cho trẻ em bằng cách tự mình học hỏi các kiến thức, kỹ năng phòng chống đuối nước để truyền đạt, nhắc nhở cho trẻ. Cho trẻ tham gia lớp học bơi an toàn, học kỹ năng an toàn với nước. Lưu ý rằng trẻ em có thể biết bơi (nổi hoặc di chuyển được trên, trong nước) nhưng nếu trẻ không được học kiến thức, kỹ năng bơi an toàn, kỹ năng cứu đuối an toàn thì trẻ vẫn có nguy cơ đuối nước.
- Ngày thế giới phòng, chống đuối nước năm 2021 lần đầu tiên được Liên hợp quốc phát động với thông điệp “Ai cũng có nguy cơ bị đuối nước, nhưng hoàn toàn có thể phòng, chống”, ông có thể chia sẻ quan điểm của mình về sự kiện này?
Ngày thế giới phòng, chống đuối nước năm 2021 lần đầu tiên được Liên hợp quốc phát động với thông điệp “Ai cũng có nguy cơ bị đuối nước, nhưng hoàn toàn có thể phòng, chống” bao hàm cả ý nghĩa của sự đầu tư không quá lớn nhưng không thể bỏ qua của mỗi chính phủ, chính quyền địa phương, mỗi gia đình và cộng đồng xã hội.
Thông qua thực hiện các chương trình, dự án phòng, chống đuối nước trẻ em, Cục Trẻ em, Bộ LĐTBXH đã tính được tổng chi phí cho một trẻ em hoàn thành khóa học bơi an toàn và các kỹ năng an toàn trong nước là khoảng 30 USD. Để phòng tránh đuối nước và có thể nói để cứu một sinh mạng thì đây không phải là chi phí quá lớn và hoàn toàn có thể cân đối trong khả năng phân bổ ngân sách của mỗi địa phương.
Để thực hiện có kết quả Quyết định số 1248/QĐ-TTg ngày 19 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021- 2030, trong đó có phòng, chống tai nạn đuối nước thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố phải xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch phù hợp với điều kiện của địa phương nhưng không thể không phân bổ ngân sách địa phương đồng thời với vận động sự tham gia đa dạng của cộng đồng và các tổ chức xã hội.
- Xin cảm ơn ông!
Việt Nam đặt mục tiêu giảm 20% trẻ tử vong do đuối nước vào năm 2030 Ngày 23/7, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ GD&ĐT, WHO và GHAI (Tổ chức Vận động chính sách y tế toàn cầu) đã tổ chức tọa đàm trực tuyến hưởng ứng Ngày thế giới phòng, chống đuối nước 25/7 với chủ đề “Ai cũng có nguy cơ bị đuối nước, nhưng hoàn toàn có thể phòng, chống”. Đây là một trong những chuỗi hoạt động hưởng ứng Nghị quyết đầu tiên trong lịch sử của Đại hội đồng Liên hợp quốc về phòng, chống đuối nước. |
Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài góp phần cải thiện tình trạng đuối nước ở Việt Nam Trong những năm qua, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài góp phần cải thiện tình trạng đuối nước ở Việt Nam. |
Hiệu quả từ dự án phòng, chống đuối nước ở Kim Sơn do Quỹ từ thiện Bloomberg (Hoa Kỳ) tài trợ Từ năm 2019, tỉnh Ninh Bình đã tiếp nhận và triển khai Dự án "Hỗ trợ triển khai các can thiệp hiệu quả và bền vững để phòng, chống đuối nước trẻ em ở Việt Nam" do Quỹ từ thiện Bloomberg (Hoa Kỳ) tài trợ và thực hiện ở 10 xã trên địa bàn huyện Kim Sơn. |