Số phận tàu sân bay huyền thoại Kuznetsov của Hải quân Nga
Vào 12/12, tờ Russian Today thông tin con tàu sân bay duy nhất của Nga mang tên Đô đốc Kuznetsov, đã bốc cháy tại cảng Murmansk khi đang bảo trì. Sáu người bị thương, một người mất tích.
Vụ hỏa hoạn xảy ra với tàu Kuznetsov được hải quân Mỹ gọi là hỏa hoạn "loại B", là một đám cháy lớn phát sinh do nhiên liệu lỏng bén lửa. Một vụ cháy "loại B" trong khoang động cơ đẩy của tàu còn gọi là "cháy trong không gian chính" , được coi là biến cố đáng sợ nhất có thể xảy ra với một con tàu. 30 năm trước, White Plains tàu hậu cần chiến đấu của hải quân Mỹ đã bị đắm bởi "cháy trong không gian chính" trong khi di chuyển trên Biển Đông. 6 thủy thủ tử nạn, 5 người khác bị thương.
Hỏa hoạn không chừa một ai trong ngành hàng hải. Dù đã có nhiều bài học về các thảm họa xảy ra trên tàu, Kuznetsov đã không tránh khỏi nó. Thực hiện nhiệm vụ từ thời gần cuối Chiến Tranh Lạnh, đây là con tàu chiến đã già cỗi. Hải quân Liên Xô đã để cho nó han rỉ khi thường neo con tàu trong thập kỷ đầu tiên nó đi vào hoạt động vì Moscow không có chi phí cho thủy thủ, công tác bảo trì và nâng cấp. Và Kuznetsov trở nên cũ nát. Theo quan điểm kỹ thuật, con tàu hoàn toàn không đáng tin cậy. Nó đã bốc cháy vào ngày cần thiết. Cũng có thể nói đây là một món quà với hải quân Nga.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov bốc cháy. |
Với mọi sự kiện đã xảy ra thì Kuznetsov là con tàu thiếu may mắn. Luôn có một đội tàu kéo đi cùng với con tàu phòng khi nó hỏng hóc và cần phải kéo về cảng. Năm ngoái, xưởng cạn duy nhất của Nga dành cho tàu sân bay đã chìm xuống gây hư hại nặng cho con tàu. Vụ việc này khiến các nhà bình luận phương Tây phải đánh giá về số phận của nó trong tương lai. Sau cùng, không có tàu chiến nào có thể hoạt động lâu dài mà không được bảo dưỡng định kỳ.
Nói cách khác, Kuznetsov đã trở thành một sự lãng phí. Tại sao Hải quân Nga không loại bỏ nó và đầu tư tiền vào các loại tàu chiến hiện đại? Có chi phí cơ hội cho hải quân với phẩm giá và niềm tự hào quốc gia cho công việc này mà các nhà hoạch định chính sách cần phải lưu tâm. Trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh, Liên Xô đã thể hiện sức mạnh và tiếng tăm trong các chuyến đi vượt các đại dương. Moscow đang có kế hoạch lấy lại uy quyền của nước Nga.
Để thực hiện tốt kế hoạch này, duy trì và tạo dựng lại danh tiếng của hải quân nước mình, bao gồm cả lực lượng hàng không thuộc hải quân. Tóm lại, có thể lãnh đạo nước Nga thấy quyết định tạo nên thêm một hạm đội sẽ có rất ít ý nghĩa theo quan điểm về mặt chiến lược hay ngân sách. Lãnh đạo nước Nga đang quan tâm một cách sâu sắc với việc lấy lại hào quang cho hải quân Nga và ám ảnh với việc phải khôi phục lại con tàu sân bay đã cũ. Trường hợp tương tự của nước Mỹ là việc kéo dài vòng đời của tàu sân bay năng lượng hạt nhân USS Nimitz tới một tương lai không xác định.
Năm ngoái xưởng cạn của Kuznetsov cũng bị chìm khiến con tàu hư hại nặng. |
Nimitz đại diện cho đỉnh cao về mặt kỹ thuật quân sự khi nó ra mắt lần đầu vào những năm 1970. Giống như Kuznetsov nó mang trên mình một hào quang vĩ đại. Vì vậy, với một logic tương tự các quan chức trong chính quyền tổng thống Mỹ có thể muốn giữ lại con tàu đã có thời gian phục vụ 50 năm. Nhưng Hải quân Mỹ đã có quá nhiều các loại vũ khí dư thừa, các loại tàu chiến đấu ven biển, máy bay tiêm kích bom phối hợp F-35C, tàu sân bay thế hệ mới USS Gerald Ford.
Các quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc bám chặt vào những chương trình như vậy dù có khả năng xảy ra sự cố. Giống như tàu Đô đốc Kuznetsov, những chương trình này sinh ra chỉ để thực hiện một nhiệm vụ đặc thù nào đó. Và giống như những gì Moscow đã làm với Kuznetsov, Washington đang đặt danh tiếng và sự tín nhiệm của mình bằng cách làm cho những chương trình mở rộng vòng đời vũ khí hoạt động. Logic về ngân sách và chiến lược đúng đắn không đóng vai trò chính trong những chương trình này. Vì thế, chưa thể đoán định được tương lai của Kuznetsov cũng như số phận đoàn thủy thủ của nó.