Poster về COVID-19 bị cho là kỳ thị giới tính khiến người dân Anh phẩn nộ
Nguyễn Thuận 30/01/2021 15:46 | Chuyện đó đây
Chính phủ Anh đang phải hứng chịu cơn giận giữ cùng làn sóng chỉ trích nặng nề từ dân chúng cho hành vi bị cho là kỳ thị giới tính, sau khi một sản phẩm truyền thông được đưa lên mạng xã hội cho thấy: trong thời gian phải ở nhà tránh dịch, phụ nữ, chứ không phải nam giới, đang phải cáng đáng hầu như mọi công việc trong gia đình, kể cả việc học hành của con cái.
![]() |
Tấm poster với những hình ảnh thể hiện rõ phụ nữ đang phải cáng đáng hầu như mọi công việc trong nhà mà thiếu sự hỗ trợ của đàn ông. Ảnh: HM Government/Twitter |
Theo tờ The Guardian, trước sự tấn công ngày càng gia tăng của đại dịch COVID-19, mới đây, Cơ quan dịch vụ Y tế Anh (NHS) đã cho phát hành một áp phích truyền thông (poster) trên mạng xã hội với thông điệp “Hãy ở nhà để giữ tính mạng của mình” (tiếng Anh: Stay Home. Save Lives) nhằm thúc giục người dân ở nhà, tránh tụ tập đông người nơi công cộng nhằm “né” dịch bệnh.
Thế nhưng, những nhà thiết kế và phê duyệt poster này lại phạm phải một “sai lầm chết người” khi tập trung mô tả những người phụ nữ đang bận rộn lau chùi dọn dẹp nhà cửa, ủi đồ và dạy con học bài. Cũng với bối cảnh đó, thì người ta lại nhìn thấy một một người đàn ông đang ngồi một cách thư giãn trên ghế sofa và… không phải làm gì cả.
Lập tức, một làn sóng chỉ trích mạnh mẽ của đông đảo người dân xứ sở sương mù trút lên cơ quan phụ trách y tế của chính phủ Anh khiến tấm poster “đúng thời điểm, sai tư duy” này đã bị buộc phải gỡ bỏ ngay sau đó.
![]() |
Các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ là đối tượng chịu nhiều bất công trong thời gian xảy ra đại dịch COVID-19. Ảnh: Reuters |
Mặc dù các quan chức chính phủ đã cố gắng phân bua rằng, những gì được thể hiện trên poster “không phản ánh quan điểm của chính phủ về phụ nữ”, thế nhưng cơn phẫn nộ của công chúng vẫn không hề hạ nhiệt. Bà Caroline Nokes, Thành viên Quốc hội Vương quốc Anh và Bắc Ireland, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Bình đẳng cho Phụ nữ thuộc Quốc hội lên tiếng phản đối bằng dòng tweet: “Ai đó phê duyệt tấm poster này cần phải từ chức”.
“Những hình ảnh như thế này được phát hành công khai ra công chúng cho thấy rằng, đang có một ‘điểm mù’ về bình đẳng giới ngay trong quy trình phê duyệt các sản phẩm truyền thông của cơ quan chính phủ”, bà Mandu Reid, Lãnh đạo đảng Bình đẳng Phụ nữ nói.
“Đây là một bằng chứng rõ ràng cho việc chính phủ của chúng ta đối xử không công bằng với phụ nữ, khi thể hiện sự mong đợi phụ nữ phải là người cáng đáng mọi công việc từ công sở đến gia đình và chăm sóc con cái mà không nhận được hỗ trợ, giúp đỡ gì từ phía nam giới”.
“Chính phủ cần thay đổi tư duy và cách tiếp cận về sự bình đẳng của phụ nữ. Nếu không, chúng ta đang quay đầu trở lại một xã hội của những năm 1950”, bà Mandu nhấn mạnh.
Những tiếng nói mạnh mẽ như thế này đã và đang xuất hiện thường xuyên hơn ở nước Anh kể từ khi đại dịch COVID-19 tấn công từ đầu năm 2020 khiến nền kinh tế lao dốc, tình trạng thất nghiệp tăng cao, và những gánh nặng về tài chính, đời sống gia đình, con cái đang đè nặng lên đôi vai của người phụ nữ.
“Chúng tôi chỉ có ý định chuyển tải thông tin về tình hình COVID-19 cho công chúng mà thôi”, người phát ngôn của văn phòng Thủ tướng Anh nói. “Những gì được nhìn thấy trên poster mới đây không hề phản ánh quan điểm của chính phủ về phụ nữ. Chúng tôi cũng đã cho gỡ bỏ ngay sau khi nhận được phản ứng của người dân”.
![]() |
Thủ tướng Anh Boris Johnson cúi đầu xin lỗi người dân hôm 26/1 vì những mất mát quá lớn do COVID-19 gây ra. Ảnh: Reuters |
Báo điện tử Sky News cho biết, poster trên là một trong hàng loạt các sản phẩm truyền thông mà chính phủ Anh đang thực hiện nhằm kêu gọi người dân cần phải tuân thủ các quy định giãn cách xã hội trong bối cảnh các ca mắc COVID-19 tăng cao kỷ lục mới đây, với hơn 100.000 ca tử vong kể từ đầu mùa dịch khiến Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 26/1 đã phải lên tiếng xin lỗi người dân vì đã để xảy ra “thảm họa tầm quốc gia” như thế này.



Đáng chú ý
Đắk Lắk đón 130 nghìn lượt du khách trong dịp Tết Nguyên đán 2023

Bài viết mới
Những nữ tỷ phú giàu nhất thế giới năm 2022

Tết Nguyên đán 2023 qua ống kính các quốc gia

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

Dù có nguồn gốc ở phương Tây nhưng giờ đây, Lễ hội Halloween đã trở thành một sự kiện được chào đón ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.