Năm 2039, Việt Nam chấm dứt thời kỳ dân số vàng, hơn 1,5 triệu nam giới có nguy cơ 'ế' vợ
Hôm ngày 18/12, Tổng cục Thống kê vừa cho biết tại Hội nghị Công bố kết quả nghiên cứu chuyên sâu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, Việt Nam đang ngày càng mất cân bằng giới tính.
Năm 2039, Việt Nam chấm dứt thời kỳ dân số vàng, 1,5 triệu nam giới có nguy cơ 'ế' vợ. |
TSGTKS năm 2019 là 111,5 bé trai/100 bé gái. TSGTKS ở Việt Nam cao hơn mức sinh học tự nhiên (104-106 trai/100 bé gái) cho thấy có khoảng 45.900 trẻ em gái bị thiếu hụt năm 2019. Số lượng trẻ em gái thiếu hụt chiếm 6,2% số lượng trẻ em gái sinh ra.
Mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh hiện tại sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu dân số trong tương lai như dư thừa số lượng nam thanh niên. Dự báo cho thấy, nếu TSGTKS vẫn giữ nguyên như hiện nay, số nam giới từ 15-49 tuổi sẽ dư thừa năm 2034 là 1,5 triệu người, năm 2059 là 2,5 triệu người.
Trong vòng 30 năm qua, mức sinh của Việt Nam đã giảm gần một nửa, tỷ số xuất sinh giảm từ 3,80 con/phụ nữ vào năm 1989 xuống còn 2,09 con/phụ nữ vào năm 2019. Việt Nam vẫn duy trì mức sinh ổn định ở mức thay thế trong hơn một thập kỷ qua, xu hướng sinh hai con vẫn là phổ biến.
Kết quả này tiếp tục khẳng định, Việt Nam đã thực hiện thành công chương trình Dân số kế hoạch hóa gia đình đối với mục tiêu giảm sinh.
Theo phương án trung bình, dự báo dân số Việt Nam năm 2029 là 104,5 triệu người, năm 2039 là 110,8 triệu người và đến năm 2069 là 116,9 triệu người. Trong 5 năm đầu của thời kỳ dự báo, 2019-2024, tỷ lệ tăng dân số hàng năm của nước ta là 0,93%. Trong tương lai, dự báo tỷ lệ tăng dân số sẽ tiếp tục giảm và đạt trạng thái “dừng” vào cuối thời kỳ dự báo, giai đoạn 2064-2069.
Tỷ số giới tính sẽ tăng nhanh trong giai đoạn 2019-2029. Theo phương án trung bình, dự báo đến năm 2026 dân số nam bằng dân số nữ (tỷ số giới tính đạt mức 100 nam/100 nữ); đến năm 2069, tỷ số giới tính của Việt Nam là 101,4 nam/100 nữ.
Tính toán của Tổng cục Thống kê cho thấy, theo phương án trung bình, dự báo dân số từ 65 tuổi trở lên sẽ vượt 15% tổng dân số vào năm 2039. Dự báo đây là thời điểm chấm dứt thời kỳ cơ cấu dân số vàng đã xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam từ năm 2007.
Với thực trạng về mức sinh, cơ cấu dân số cũng như TSGTKS cao như hiện nay, cơ cấu dân số trong lai sẽ có sự thay đổi theo hướng dân số “già” và thiếu hụt nam giới ở một số nhóm tuổi. Điều này sẽ tác động lớn đến nguồn lực lao động cũng như các vấn đề xã hội mới nảy sinh. Ngoài ra, xu hướng di cư và tác động của di cư đến đô thị hóa và phát triển kinh tế – xã hội cũng sẽ là những vấn đề nổi lên trong thời gian tới.
Lần đầu tiên Việt Nam vào nhóm các nước có chỉ số phát triển con người ở mức cao trên thế giới Báo cáo Phát triển Con người toàn cầu năm 2020 với tiêu đề “Giới tuyến tiếp theo: Phát triển Con người trong kỷ nguyên con người tác động lên khí hậu và môi trường” do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố ngày 16/12 cho thấy, Việt Nam đã vào nhóm các nước có Chỉ số phát triển con người ở mức cao trên thế giới. |
Kỷ niệm 80 năm Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa và 98 năm Ngày sinh Thủ tướng Võ Văn Kiệt Sáng 23/11, tại huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Long đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Nam Kỳ khởi nghĩa và 98 năm Ngày sinh Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt. |
Audi Việt Nam triệu hồi 33 chiếc A8L khắc phục nguy cơ cháy xe Trong quá trình nghiên cứu, AUDI AG đã phát hiện ra trên các xe Audi A8L 4.0 TFSI được sản xuất trong khoảng thời gian cụ thể, gioăng cao su để làm kín giữa nắp ca pô và khoang động cơ có thể bị biến dạng và lỏng lẻo. Trong những trường hợp bất lợi, nếu gioăng cao su để làm kín nữa nắp ca pô và khoang động cơ bị lỏng, nó có thể tiếp xúc với các bộ phận nóng trong khoang động cơ do rung động xảy ra trong quá trình vận hành xe. Điều này có thể dẫn đến gioăng cao su để làm kín giữa nắp ca pô và khoang động cơ và các bộ phận lân cận có thể bị cháy xém. |