Phát huy nguồn lực kiều bào hỗ trợ doanh nghiệp tham gia EVFTA
Thanh niên kiều bào thăm quê Bác Xe cũ Đức lo mất giá ở Việt Nam vì EVFTA Việt Nam quan tâm, hỗ trợ kiều bào và doanh nghiệp tại Savannakhet (Lào) |
Các đại biểu tham gia phiên tọa đàm trong khuôn khổ hội nghị |
Đây là nhận định của các đại biểu tại Hội nghị doanh nhân, doanh nghiệp kiều bào gặp gỡ sở, ngành TP Hồ Chí Minh với chủ đề “Phát huy nguồn lực kiều bào hỗ trợ doanh nghiệp thành phố tham gia Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA)” do Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài Tp. Hồ Chí Minh tổ chức, chiều 12/9.
Ông Lê Thanh Liêm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, TP Hồ Chí Minh được xác định là một đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước. Hiện nay, thành phố là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng GRDP, đóng góp khoảng 24% tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia, 28% thu ngân sách, 16% sản lượng công nghiệp và 15% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. TP Hồ Chí Minh cũng là địa điểm đầu tư hấp dẫn khi lũy kế đến nay đã có trên 8.000 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài với tổng mức đầu tư đạt hơn 45 tỷ USD.
Trong cơ cấu thành phần kinh tế của thành phố, khu vực tư nhân ngày càng trở thành động lực quan trọng, đóng góp hơn 55% GDP và chiếm 72% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội. Những thành tựu mà TP Hồ Chí Minh đạt được hiện nay có phần hỗ trợ, đóng góp không nhỏ của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp kiều bào.
Ông Lê Thanh Liêm cho rằng, những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA chính là chìa khóa để doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào một trong những thị trường lớn và tiềm năng nhất toàn cầu. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để các doanh nghiệp có thể tận dụng hết cơ hội từ hiệp định này mang lại.
Trong bối cảnh đó, cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp kiều bào với sự am hiểu về thị trường và kinh nghiệm kinh doanh nhiều năm ở nước ngoài chính là nguồn lực và cầu nối quan trọng giúp doanh nghiệp trong nước tận dụng tốt nhất các cơ hội xuất khẩu, kinh doanh. Lãnh đạo thành phố mong muốn các doanh nhân, doanh nghiệp kiều bào tiếp tục đồng hành, hỗ trợ, chia sẻ cùng các doanh nghiệp thành phố tìm kiếm cơ hội đầu tư, mở rộng kinh doanh tại thị trường châu Âu nói riêng và thị trường quốc tế nói chung.
Ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh cho biết, quá trình hội nhập kinh tế đã tạo điều kiện cho các khu vực kinh tế khác bổ trợ cho ngành nông nghiệp, việc tham gia Hiệp định EVFTA tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho ngành nông nghiệp thành phố.
Theo ông Nguyễn Phước Trung, các doanh nghiệp nông nghiệp TP Hồ Chí Minh mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp kiều bào trong việc xúc tiến phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố tại thị trường EU. Đồng thời mong muốn thông qua doanh nghiệp, doanh nhân kiều bào có thể cập nhật thông tin, về nhu cầu chủng loại, các yêu cầu liên quan đến chất lượng, rào cản kỹ thuật, quy tắc sản phẩm nhất là tiêu chuẩn an toàn của EU để giúp định hướng nông dân, hợp tác xã nông nghiệp sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường.
Ngoài ra, cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp kiều bào cũng là cầu nối thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ mới trong sản xuất, sơ chế, chế biến bảo quản nông sản và thu hút đầu tu nước ngoài sản xuất, cũng như tiêu thụ sản phẩm nông sản.
Chia sẻ về việc kết nối giữa cộng đồng doanh nghiệp kiều bào với doanh nghiệp trong nước, ông Nguyễn Hải Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân Việt Nam tại Pháp cho biết, cộng đồng doanh nhân Việt Nam tại Pháp có số lượng rất lớn, khoảng 350.000 người và có khả năng hội nhập với văn hóa bản địa tốt.
Cũng như hầu hết doanh nghiệp Pháp, doanh nghiệp của người Việt tại Pháp chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, thời trang… Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt muốn kêu gọi đầu tư trong ngành dịch vụ có thể liên kết với các doanh nghiệp, nhà đầu tư là Việt kiều Pháp.
Với lĩnh vực thương mại hàng hóa, ông Nguyễn Hải Nam thông tin, các nước EU nói chung có văn hóa kinh doanh khác với châu Á, họ thường quan tâm đến thông tin về tài chính, năng lực sản xuất của doanh nghiệp trước khi xem hàng mẫu. Do đó, để thuận lợi hơn trong việc cập nhật thông tin, nhu cầu, thị hiếu của thị trường EU, doanh nghiệp Việt Nam có thể kết nối với các doanh nghiệp của kiều bào hoặc đội ngũ chuyên gia người Việt làm việc tại EU.
Theo ông Nguyễn Hải Nam, phần lớn sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là nông sản vẫn đang ở dạng thô hoặc sơ chế, trong khi nhu cầu của EU là sản phẩm chế biến, có giá trị cao và tiện lợi. Vì vậy, các doanh nghiệp cần huy động mọi nguồn lực và hợp tác với nhau trong việc phát triển sản phẩm, xây dựng thương hiệu cũng như hệ thống phân phối ở nước ngoài mới có thể thâm nhập sâu vào thị trường EU nói riêng và xa hơn là vươn ra thị trường thế giới.
Thanh niên kiều bào thăm quê Bác Tiếp tục hành trình Trại hè Việt Nam 2019, hơn 150 thanh niên, sinh viên kiều bào đã có một hành trình ý nghĩa về ... |
Thanh niên kiều bào thăm ATK Định Hoá – Thái Nguyên Điểm đến tiếp theo sau thủ đô Hà Nội của hơn 150 thanh niên kiều bào dự Trại hè Việt Nam 2019 là “thủ đô kháng chiến” ... |
Hàng loạt báo quốc tế đưa tin Việt Nam và EU ký EVFTA Chiều 30/6, tại Hà Nội, Việt Nam đã chính thức ký kết Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư ... |