Phấn đấu đưa TP Cần Thơ trở thành trung tâm du lịch của khu vực
Hà Vy 08/01/2022 09:41 | Văn hóa - Du lịch
Các hoạt động VH-TT&DL phải ngưng hoặc giảm quy mô, các chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ đạt tỷ lệ thấp so với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, nhìn vào khía cạnh tích cực, chính trong giai đoạn khó khăn này, vai trò của ngành đối với xã hội đã được định hình rõ nét. “Văn hóa cổ vũ tinh thần, thể thao tăng cường đề kháng, du lịch khôi phục kinh tế”, ông Linh nhấn mạnh.
Tại hội nghị, ông Dương Tấn Hiển - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP - ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của toàn ngành trong năm qua đã thực hiện khá tốt công tác quản lý Nhà nước thông qua việc tham mưu lãnh đạo TP ban hành nhiều đề án, quy hoạch quan trọng như: Đề án phát triển văn hóa TP Cần Thơ giai đoạn 2020 - 2030; Đề án bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể TP Cần Thơ, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch thực hiện chiến lược văn hóa đối ngoại của TP Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
![]() |
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP trao tặng Huân chương Lao động của Chủ tịch nước cho tập thể Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Cần Thơ. |
Bên cạnh đó, ngành cũng đã có sự chủ động, linh hoạt trong chuyển đổi phương thức hoạt động thích ứng nhằm duy trì các hoạt động phục vụ các nhiệm vụ chính trị và đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần cho nhân dân trong điều kiện ảnh hưởng của đại dịch COVID-19... Ngành cũng đã thực hiện đạt và vượt mức một số chỉ tiêu đề ra như: Thực hiện hồ sơ khoa học cho hiện vật của Bảo tàng; phục vụ người đọc của Thư viện, về số người tập luyện thể dục thể thao. Tích cực thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động, hướng tới xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, gắn kết chặt chẽ với công tác cải cách hành chính.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, ông Dương Tấn Hiển cũng nêu ra một số tồn tại như của ngành như: Việc triển khai các quy hoạch thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở chưa đồng bộ; công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa, thể thao chưa mạnh; công tác bảo tồn và phát huy di tích lịch sử văn hóa chưa đáp ứng yêu cầu; phong trào thể thao quần chúng phát triển chưa đều. Ngoài ra, dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, kéo dài đã khiến nhiều doanh nghiệp trong khó khăn càng lâm vào tình cảnh kiệt quệ…
![]() |
Ông Nguyễn Kiều Linh - Phó Chánh Văn phòng Bộ, Trưởng Văn phòng đại diện Bộ VH-TT&DL tại TP Hồ Chí Minh phát biểu tại hội nghị. |
Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Kiều Linh - Phó Chánh Văn phòng Bộ, Trưởng Văn phòng đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại TP Hồ Chí Minh - nêu lên 4 vấn đề trọng tâm đối với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP trong năm 2022 nhằm thích ứng với điều kiện của tình hình mới. Cụ thể:
Thứ nhất, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP cần tiến hành nghiên cứu, rà soát, đối chiếu các nhiệm vụ trong Chiến lược phát triển văn hóa của địa phương, xây dựng kế hoạch cụ thể và tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu theo lộ trình. Đặc biệt, đối với hệ thống thiết chế văn hóa, cần sớm hoàn thiện, đưa Dự án Trung tâm Văn hóa, Thể thao Ninh Kiều, Dự án Trung tâm Văn hóa Tây Đô đi vào hoạt động.
Thứ hai, vừa qua Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định phê duyệt Chương trình thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2021 - 2026. Mục tiêu chung của Chương trình là phát triển Phong trào có “chiều sâu, chất lượng, hiệu quả, thiết thực”. Phong trào văn hóa chỉ thực sự tạo được hiệu ứng lan tỏa khi đi vào nhận thức của người dân. Để thực hiện được điều đó, theo ông Linh, cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng “danh hiệu văn hóa”. Nhận thức được tính thực chất của các danh hiệu văn hóa, người dân sẽ có ý thức tự giác, tự nguyện, tự quản” khi tham gia thực hiện phong trào.
Thứ ba, tại phiên khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ nhất của Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Cần Thơ. Dự thảo Nghị quyết có 6 cơ chế đặc thù, Chính phủ đề xuất thí điểm trong 5 năm. Theo ông Linh, tận dụng tốt cơ chế, chính sách đặc thù này, nhất là về đầu tư và cơ sở hạ tầng, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP sẽ phát huy tối đa nguồn lực, thúc đẩy đột phá để trở thành đầu tàu của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Thứ tư, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 xác định: “Phấn đấu đưa TP Cần Thơ trở thành trung tâm du lịch và điều phối khách cho toàn vùng ĐBSCL, là một trong những trung tâm phát triển du lịch của cả nước”. Tuy nhiên, thời gian qua du lịch Cần Thơ vẫn chưa thực sự bứt phá, còn thiếu các sản phẩm du lịch khác biệt. Bên cạnh việc khai khác các sản phẩm du lịch về đêm, mô hình du lịch MICE, du lịch ẩm thực, sản phẩm du lịch nông nghiệp… ngành du lịch Cần Thơ cần tập trung phát triển du lịch văn hóa, trong đó Đền thờ Vua Hùng được kỳ vọng sẽ trở thành điểm nhấn văn hóa miền Tây, điểm đến tín ngưỡng thu hút đông đảo người dân địa phương cũng như du khách gần xa đến tham quan, thăm viếng.
Tại hội nghị, Ban Thi đua - Khen thưởng TP đã công bố quyết định tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ đã có thành tích xuất sắc trong tổ chức thực hiện Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2020, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc…




Đáng chú ý
Trải nghiệm vui xuân Quý Mão 2023: Sắc thái văn hóa Bắc Ninh


Những bài học quý từ công tác thông tin đối ngoại trong đàm phán Hiệp định Paris về Việt Nam

Đà Nẵng: dập tắt kịp thời đám cháy tàu cá, bảo vệ khoảng 60 tàu neo đậu liền kề
Bài viết mới
Họa sĩ thay "áo mới" cho trâu tại lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2023

Thu hút du khách quốc tế qua Triển lãm “Sắc xuân Quý Mão” tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

Dù có nguồn gốc ở phương Tây nhưng giờ đây, Lễ hội Halloween đã trở thành một sự kiện được chào đón ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.