Ông chủ ASANZO "khoe" 20-30% trong tivi sản xuất tại Việt Nam?
Cùng ông chủ Asanzo, Shark Tank Việt Nam mùa 3 gồm những doanh nhân nào? Shark Phú - SUNHOUSE là ai? Bà Vũ Kim Hạnh: Khó mà biết Tập đoàn Asanzo gian dối vì hồ sơ... sạch |
70-80% phần cứng tivi Asanzo nhập từ nước ngoài
Chia sẻ với báo chí ngày 23/6, ông Phạm Văn Tam, CEO Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo khẳng định Asanzo là "thương hiệu Việt" được phát triển tâm huyết. Ông Tam chia sẻ bản thân "rất buồn" khi báo chí đưa thông tin Asanzo dùng hàng Trung Quốc "đội lốt" Việt Nam.
Theo ông này, những thông tin trên báo có thể gây hiểu lầm về thương hiệu và sản phẩm Asanzo. Tập đoàn sẽ cung cấp thông tin cho truyền thông, các cơ quan chức năng để mọi người hiểu rõ hơn về quy trình sản xuất.
Ông Tam thừa nhận: Với mục tiêu kinh doanh là mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam sản phẩm tivi, máy lạnh chất lượng và giá cả hợp lý, Asanzo có sử dụng linh kiện, nguyên liệu từ Trung Quốc, Đài Loan để lắp ráp tivi, máy lạnh.
Hiện nay, 70-80% phần cứng của tivi Asanzo là nhập từ nước ngoài (cụ thể ở đây là Trug Quốc - PV), phần còn lại được sản xuất trong nước. Riêng phần mềm tivi thì được nghiên cứu, sản xuất hoàn toàn ở Việt Nam - ông chủ Asanzo khẳng định, theo Dân Trí và một số báo điện tử. Điều này khiến đông đảo người tiêu dùng hoài nghi 20-30% trên tivi Asanzo được coi là của Việt Nam, nhưng đó là gì? "Theo ông Tam, đó là "phần mềm" hay là linh kiện gì khác?", không được ông chủ Asanzo nói rõ.
Về thông tin Asanzo cố ý xóa bỏ dấu vết "Made in China" trên Panel LCD (khung hiển thị màn hình tinh thể lỏng), ông Tam chia sẻ, theo quy trình của Asanzo, Panel LCD là một linh kiện bên trong của tivi và các công nhân không gỡ bỏ tem sườn có chữ "Made in China" trên linh kiện này. Công nhân chỉ "dán thêm tem bảo hành" cho linh kiện Panel LCD.
Lý giải về dòng chữ quảng cáo "Đỉnh cao công nghệ Nhật Bản", ông Tam nói rằng dòng chữ này có ý nghĩa là dây chuyền sản xuất tại nhà máy được kiểm soát bằng công nghệ Nhật Bản, được chuyên gia Nhật Bản chuyển giao. Công nghệ này sẽ kiểm soát việc lên chuyền của sản phẩm, kiểm soát các tiêu chuẩn vệ sinh bo mạch, sơn…xem có an toàn hay không.
Đâu là sự thật?
Những chia sẻ của ông chủ Asanzo Phạm Văn Tam có thể đã phần nào giải đáp nguồn gốc xuất xứ, tỷ lệ nội địa hoá và phần trăm "chất xám" Việt Nam trong các sản phẩm tivi của tập đoàn này. Tuy nhiên, liệu đây có đúng là sự thật?
Trên thực tế, không cần nhà máy chế tạo, công nhân của Asanzo chỉ việc lắp ráp vài chi tiết có sẵn để cho ra một chiếc tivi thành phẩm trong vòng... 30 phút, phóng sự điều tra của Tuổi Trẻ cho hay.
Theo phóng sự dài kỳ này, khi thâm nhập vào làm việc tại một "nhà máy" của Asanzo, phóng viên không hề thấy hoạt động sản xuất bất cứ linh kiện nào. Các công nhân làm việc lâu năm khác cũng cho biết họ chỉ lắp ráp linh kiện nhập từ Trung Quốc đưa về, không sản xuất.
Đồ hoạ: Ngọc Thành (Báo Tuổi Trẻ) |
Xấp tài liệu hướng dẫn quy trình lắp ráp tivi của Asanzo cho thấy chỉ có 6 bước để "sản xuất" một chiếc tivi.
Bước 1: Lấy panel LCD từ trong thùng ra đặt lên chuyền và lắp bảng mạch vào. Bước 2: Gắn dây tín hiệu, dây LED, dây nguồn và cáp vào bảng mạch và panel. Bước 3: Kiểm tra và gắn nắp lưng. Bước 4: Bắn ốc vít. Bước 5: Kiểm tra tổng thể chiếc tivi. Bước 6: Vệ sinh và dán tem.
Điều đặc biệt được ghi nhận trực tiếp tại nơi lắp ráp các sản phẩm tivi Asanzo có liên quan tới 2 bộ phận quan trọng nhất của một chiếc tivi là panel LCD và bảng mạch điện tử.
Theo đó, tem sườn in thông tin model, mã số panel LCD gốc ghi rõ "Made in China" ngay phía trên mã vạch. Trong quá trình lắp ráp, công nhân Asanzo được yêu cầu lột sạch phần tem xuất xứ gốc này, thay thế bằng tem ASG của tập đoàn, không còn dòng chữ "Made in China" như trước đó.
Đối với phần tem xuất xứ của bảng mạch điện tử, công nhân đứng tại vị trí số 3 cũng được yêu cầu xóa dấu vết chữ "Made in China". Người này có nhiệm vụ dán đè tem ASG lên trên tem xuất xứ gốc của bảng mạch trước khi gắn nắp lưng.
Với quy trình "sản xuất" sản phẩm chỉ bao gồm lắp ráp mà không sản xuất linh kiện, trong khi các linh kiện quan trọng nhất đều bị xoá dấu vết "Made in China", liệu có thể coi tivi của Asanzo là hàng hoá "thương hiệu Việt"?
Asanzo có dấu hiệu gian lận xuất xứ hàng hoá
CEO Tập đoàn Asanzo, ông Phạm Văn Tam tại nhà máy của tập đoàn |
Xác định xuất xứ hàng hóa đang được quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018, quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Khoản 1 Điều 3 quy định: "Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó".
Khoản 11 Điều 3 Nghị định 31 quy định: "Công đoạn gia công, chế biến hàng hóa là quá trình sản xuất chính tạo ra đặc điểm cơ bản của hàng hóa".
Về khái niệm thay đổi cơ bản, khoản 12 Điều 3 nêu rõ:"Thay đổi cơ bản là việc hàng hóa được biến đổi qua quá trình sản xuất, để hình thành vật phẩm thương mại mới, khác biệt về hình dạng, tính năng, đặc điểm cơ bản, hoặc mục đích sử dụng so với hàng hóa ban đầu".
Sản phẩm đồ điện gia dụng Asanzo (ấm đun nước siêu tốc, bếp từ, bếp điện, nồi lẩu điện, nồi cơm điện, máy xay sinh tố, máy làm mát không khí, máy lọc nước...) được nhập khẩu nguyên chiếc từ Trung Quốc.
Các lô hàng có giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) của cơ quan thẩm quyền Trung Quốc cấp, được doanh nghiệp nhập khẩu nộp cho cơ quan hải quan khi làm thủ tục thông quan lô hàng.
Vì vậy, theo quy định, khi bán ra thị trường và xuất khẩu sang nước thứ ba thì Asanzo buộc phải ghi rõ "xuất xứ Trung Quốc" trên nhãn mác hàng hóa. Tuy nhiên, trên thực tế, Asanzo ghi xuất xứ Việt Nam, chứng tỏ tập đoàn này đã gắn xuất xứ không đúng cho hàng hóa của mình.
Linh kiện điện tử nhập khẩu Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh Hàng loạt mặt hàng điện tử hay linh kiện điện tử và đô gia dụng nhập khẩu từ Trung Quốc liên tục tăng mạnh trong ... |
Bị dân mạng "tổng tấn công", fanpage của Asanzo vội vàng chặn bình luận Trang fanpage Facebook chính thức của tập đoàn công nghệ Asanzo bất ngờ bị người dùng "tổng tấn công" bằng những lời bình luận khó ... |
Vì sao ASANZO bị tước danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao? Hội Doanh nghiệp hàng VN chất lượng cao cho biết đã tước quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao ... |
Shark Tam - ASANZO là ai? Liên quan đến vụ lùm xùm "ASANZO -hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam", dư luận bày tỏ sự quan tâm về vị CEO của ... |
Hàng loạt nhà cung ứng cho Samsung đang 'ôm mộng' phục vụ cả cho Vingroup và Asanzo sản xuất smartphone Theo hãng tin Nikkei, sau một thập niên Samsung tuyên bố sản xuất điện thoại tại Việt Nam, giờ đây những hãng cung cấp địa ... |