Shark Phú - SUNHOUSE là ai?
| |
Ông Nguyễn Xuân Phú hay còn gọi là Shark Phú. |
Ông Nguyễn Xuân Phú hay còn gọi là Shark Phú (sinh năm 1971) là CEO và Chủ tịch HĐQT tập đoàn SUNHOUSE cùng Công ty cổ phần Hàng hải Sài Gòn.
Ông Phú sinh ra trong một gia đình không khá giả. Bố là người gốc Nghệ An, từ nhỏ Shark Phú đã được tôi luyện trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Tên gọi Shark Phú của ông gắn liền với chương trình Thương vụ bạc tỉ – Shark Tank Việt Nam – Một chương trình truyền hình thực tế về đầu tư khởi nghiệp có nguồn gốc từ Nhật Bản.
Sau khi tốt nghiệp cấp 3, ông Phú đỗ vào trường Đại học Kinh tế quốc dân và ra trường với tấm bằng loại khá chuyên ngành tài chính kế toán.
Khi còn học ĐH, Shark Phú đã tích lũy cho mình vốn kiến thức về công việc làm ăn kinh doanh do phụ mẹ bán hàng tại chợ Ngã Tư Sở.
Từng công tác tại Tổng công ty xăng dầu một thời gian sau đó ông Phú xin nghỉ việc vì cảm thấy nhàm chán. Sau đó, ông bắt đầu học tiếng Anh (trước đây ông học tiếng Nga) rồi thi tuyển vào một Công ty nước ngoài tại Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực XNK hàng hóa từ Đài Loan.
Sau quá trình làm thuê khoảng 10 năm kể từ khi tốt nghiệp. Ông bắt đầu khởi nghiệp với số vốn 2.000 USD, tiền thân là công ty TNHH Phú Thắng được thành lập năm 2000 hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng như Xoong, nồi, chảo… Sau khi liên doanh với Công ty TNHH SUNHOUSE Hàn Quốc thì đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE.
Trải qua 18 năm hoạt động, hiện tại SUNHOUSE đã trở thành doanh nghiệp ngàn tỉ, sở hữu 7 công ty thành viên với 6 nhà máy có tổng diện tích 40 hecta. Thống kê doanh thu năm 2017, SUNHOUSE đạt khoảng 2000 tỉ đồng. Cá nhân ông Phú sở hữu 50% cổ phần của công ty.
Ngoài kinh doanh sản xuất đồ gia dụng, ông còn tham gia vào sản xuất và phân phối bánh kẹo (thương hiệu Richy), logistics và một công ty về đầu tư Sunhouse Invest.
Sunhouse của Shark Phú từng dính nghi án sản phẩm Trung Quốc
Trước đó, Sunhouse cũng từng dính nghi án các sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc mặc dù tập đoàn này từng khẳng định tất cả các bộ sản phẩm của mình đều được chuẩn hóa quy trình sản xuất, ứng dụng dây chuyền công nghệ tân tiến hàng đầu của Mỹ, Hàn Quốc, Malaysia...
Ngay sao đó, bà Trịnh Thị Vân - Cán bộ phụ trách truyền thông Công ty Cổng phần Tập đoàn Sunhouse đã trả lời trên báo ANTT rằng, tập đoàn hiện có nhà máy sản xuất tại Quốc Oai với quy mô 20.000m2 và chủ yếu sản xuất đồ gia dụng.
Nói về các bộ sản phẩm của Sunhouse, có một số mã sản xuất trong nước, một số mã lại được “oem" từ nước ngoài về (oem là viết tắt của cụm từ Original Equipment Manufacturer - Có thể hiểu là hàng oem là hàng chính hãng nhưng các bộ phận máy móc được nhập khẩu riêng từ nhà máy sản xuất theo từng bộ phận rồi mới được tiến hành thi công lắp ráp – PV).
Với những thiết bị nhà bếp như bếp ga, nhiều sản phẩm được mang từ nước ngoài về, trong đó chủ yếu tập trung ở 3 quốc gia Trung Quốc, Hàn Quốc và Malaysia.
Bà Vũ Kim Hạnh: Khó mà biết Tập đoàn Asanzo gian dối vì hồ sơ... sạch Sau khi bị lật tẩy chiêu dùng hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt thì Tập đoàn Asanzo đã chính thức bị “tước” danh hiệu ... |
Danh sách 542 doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao 2019 Sau vụ Asanzo dính nghi vấn hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam, Danh sách Hàng Việt Nam chất lượng cao 2019 (HVNCLC) do Hội ... |
Bị dân mạng "tổng tấn công", fanpage của Asanzo vội vàng chặn bình luận Trang fanpage Facebook chính thức của tập đoàn công nghệ Asanzo bất ngờ bị người dùng "tổng tấn công" bằng những lời bình luận khó ... |
Vì sao ASANZO bị tước danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao? Hội Doanh nghiệp hàng VN chất lượng cao cho biết đã tước quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao ... |
Shark Tam - ASANZO là ai? Liên quan đến vụ lùm xùm "ASANZO -hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam", dư luận bày tỏ sự quan tâm về vị CEO của ... |
Hàng loạt nhà cung ứng cho Samsung đang 'ôm mộng' phục vụ cả cho Vingroup và Asanzo sản xuất smartphone Theo hãng tin Nikkei, sau một thập niên Samsung tuyên bố sản xuất điện thoại tại Việt Nam, giờ đây những hãng cung cấp địa ... |