Nước mắm Phú Quốc đón nhận Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Đậm đà nước mắm Sa Châu Làng Sa Châu, xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, Nam Định xưa nay nổi tiếng với nghề làm nước mắm thủ công truyền thống. Nước mắm ở đây nổi tiếng với hương vị ngon, đậm đà, khác xa với nước mắm công nghiệp. |
Đặc sản nước mắm thùng ở Hòn Sơn Nước mắm truyền thống Hòn Sơn được ủ chượp trong các thùng gỗ lớn, với ... đặc biệt là loài cá cơm than, sọc tiêu, cộng thêm thiên thời, địa lợi mà thiên nhiên đã ưu đãi để làm ra nước mắm truyền thống Hòn Sơn nổi tiếng. |
Nghề làm nước mắm Phú Quốc đã được hình thành hơn 200 năm trên đảo ngọc với quy trình sản xuất nước mắm như: Cá được đánh bắt muối ngay trên tàu, đem về ủ chượp trong thùng gỗ thiên nhiên đặc biệt, trong thời gian từ 12-15 tháng, sau đó cho ra thành phẩm nước mắm.
Hiện nay, Hội nước mắm Phú Quốc có 54 hội viên là chủ nhà thùng, các cơ sở sản xuất nước mắm tập trung chủ yếu là ở Phường Dương Đông và An Thới từ trước đến nay, có tổng cộng 7.009 thùng gỗ chượp cá, mỗi thùng có sức chứa từ 12-15 tấn cá, tổng sản lượng cá bình quân khoảng 25.000 đến 30.000 tấn cá cơm sản xuất cho ra sản lượng nước mắm hằng năm từ 20-30 triệu lít nước mắm tính từ 25 độ đạm trở lên. Với quy trình sản xuất theo phương pháp truyền thống, luôn được bảo tồn và phát triển.
Ông Nguyễn Lưu Trung, Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đại diện trao Bằng Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia đối với nghề làm nước mắm Phú Quốc cho Hội nước nắm Phú Quốc. |
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cho biết nghề sản xuất nước mắm thủ công truyền thống ở Phú Quốc đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử trên 200 năm.
"Đó là một quá trình tìm tòi học hỏi không ngừng cải tiến kỹ thuật từ thô sơ đến hiện đại, từ chất lượng thấp đến chất lượng cao, kết hợp cùng truyền thống "cha truyền con nối" tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm cho nghề sản xuất nước mắm ở Phú Quốc, sản phẩm nước mắm sản xuất ở Phú Quốc không ngừng phát triển, vươn xa đến các tỉnh trong nước và một số quốc gia trên thế giới"- ông Trung nói.
Đan xen trong quá trình hình thành và phát triển, công tác bảo tồn và phát huy truyền thống nghề làm nước mắm Phú Quốc luôn được quan tâm thực hiện, nhất là công tác bảo vệ, phát triển thương hiệu dựa trên nền tảng bảo vệ chất lượng sản phẩm nước mắm đặc trưng Phú Quốc.
Trước đó, vào năm 2014, UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Quy định quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm. Năm 2017, UBND tỉnh Kiên Giang công nhận nghề truyền thống và làng nghề truyền thống chế biến nước mắm Phú Quốc. Năm 2020, UBND tỉnh Kiên Giang xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương cho sản phẩm nước mắm Phú Quốc.
Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày các sản phẩm nước mắm Phú Quốc tại lễ đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề thủ công truyền thống, tri thức dân gian nghề làm nước mắm Phú Quốc” (Ảnh: Báo Kiên Giang). |
Tại buổi lễ UBND tỉnh Kiên Giang đã tặng bằng khen cho 5 tập thể, 5 cá nhân có công trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa phí vật thể "Nghề làm Nước mắm Phú Quốc".
Dịp này, UBND tỉnh Kiên Giang cũng tổ chức Hội thảo khoa học Phát triển bền vững nghề truyền thống nước mắm Phú Quốc với sự tham gia của nhiều diễn giả, nhà nghiên cứu đầu ngành về nước mắm truyền thống của Việt Nam cùng các nghệ nhân của làng nghề sản xuất nước nắm tại Phú Quốc.
Phú Quốc (Việt Nam) lọt tốp 10 hòn đảo được yêu thích nhất châu Á Tạp chí du lịch nổi tiếng của Mỹ Condé Nast Traveler (CNTraveler) vừa công bố giải thưởng Readers Choice Awards lần thứ 35, trong đó Phú Quốc (Kiên Giang) là đại diện duy nhất tại Việt Nam được vinh danh ở tốp 10 hòn đảo được yêu thích nhất châu Á. |
Phú Quốc: Thành phố đáng sống của công dân toàn cầu Không còn chỉ là thủ phủ du lịch và nghỉ dưỡng ngắn ngày, Phú Quốc trong tương lai được giới chuyên gia kỳ vọng sẽ trở thành vùng đất lý tưởng, đáp ứng đa dạng nhu cầu sống cho công dân toàn cầu nhờ hội tụ đủ những điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa. |