Nước là sự sống, nước là thực phẩm
Nhật Bản: Khả năng tự cung cấp lương thực gần mức thấp kỷ lục Tỷ lệ tự cung cấp lương thực của Nhật Bản tính theo lượng calo ở mức 38% trong năm tài chính 2022 không thay đổi so với năm trước đó nhưng vẫn gần mức thấp kỷ lục, gây áp lực đối với an ninh lương thực của đất nước, Bộ Nông-Lâm-Ngư nghiệp Nhật Bản vừa cho biết. Tỷ lệ 38% của năm tài khóa 2022 gần với mức thấp kỷ lục 37% năm tài khóa 2020. |
Việt Nam hỗ trợ châu Phi giải bài toán an ninh lương thực Dù chỉ chiếm khoảng 2-5% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu, nhưng châu Phi phải gánh chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, trong đó có khủng hoảng lương thực. Bên cạnh các hoạt động hợp tác song phương về xuất khẩu lúa gạo, Việt Nam còn chia sẻ kinh nghiệm và chuyển giao kiến thức sản xuất nông nghiệp cho nhiều nước châu Phi, góp phần hỗ trợ giải quyết “cơn đau đầu” về lương thực của khu vực này. |
Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres, Ngày Lương thực thế giới 2023 diễn ra trong thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Khoảng 780 triệu người trên thế giới đang phải đối mặt với nạn đói; gần 50 triệu trẻ em có nguy cơ tử vong vì suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, nguồn tài trợ cho hoạt động nhân đạo toàn cầu trong năm nay chỉ ở mức 32%.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres |
Tổng Thư ký LHQ cho rằng, nguyên nhân khủng hoảng lương thực toàn cầu là do xung đột, khí hậu cực đoan, bất bình đẳng và bất ổn về kinh tế. Chỉ trong năm 2022, 56,8 triệu người đã rơi vào tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng do biến đổi khí hậu.
Ông Guterres khẳng định, việc quản lý nước bền vững phục vụ cho nông nghiệp và sản xuất lương thực là thực sự cần thiết để chấm dứt nạn đói, đạt được Các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá cho các thế hệ mai sau.
Trên thế giới vẫn còn khoảng 2 tỷ người sử dụng nước không an toàn và 2,4 tỷ người sống ở các quốc gia căng thẳng về nước. Cả khối lượng và chất lượng nước đều đang suy giảm nhanh chóng do việc quản lý kém, khai thác nước ngầm quá mức, ô nhiễm và biến đổi khí hậu trong hàng thập kỷ qua. Sự cạnh tranh để giành nguồn tài nguyên vô giá này ngày càng gia tăng.
Cần gìn giữ và quản lý tài nguyên nước hợp lý |
Theo Tổ chức Nông lương LHQ (FAO), Quản lý vận hành nguồn nước là yếu tố tiên quyết, giúp cấp phát nước bền vững và công bằng thông qua cách tiếp cận vĩ mô và toàn diện. Chính phủ các nước cần thúc đẩy và đảm bảo khả năng tiếp cận nước sạch và an toàn thông qua quản lý nguồn tiêu thụ nước, định giá hợp lý, xây dựng chính sách, biện pháp đo lường, vận động các bên liên quan cùng tham gia... Gìn giữ nước chính là chìa khóa để các quốc gia trên toàn thế giới đạt các mục tiêu SDGs vào năm 2030. Qua đó, đảm bảo an sinh xã hội mà không gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái trái đất. Đối với nhiệm vụ này, cần sự phối hợp cấp quốc gia và khu vực.
Tổng giám đốc FAO Qu Dongyu nhấn mạnh, mỗi người trong chúng ta đều có thể trở thành những nhà quản lý nước ở nhiều cấp độ khác nhau, nhằm hướng tới "Bốn mục tiêu tốt hơn" (Four Betters) mà FAO đề ra: Sản xuất tốt hơn, Dinh dưỡng tốt hơn, Môi trường tốt hơn và Cuộc sống tốt hơn. Qua đó, có thể đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau. Nước là cuộc sống, bởi vậy đảm bảo an ninh nguồn nước chính là bảo vệ cuộc sống của loài người trên hành tinh.
30% lương thực trên thế giới vẫn bị lãng phí hoặc thất thoát Theo Liên hợp quốc, hơn 780 triệu người trên khắp thế giới đang trong tình trạng thiếu lương thực, trong khi khoảng 30% lương thực trên thế giới vẫn bị lãng phí hoặc thất thoát. Khoảng 462 triệu người trên thế giới bị suy dinh dưỡng, trong khi 2 tỷ người bị thừa cân hoặc béo phì. |
Báo động tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu Tình trạng mất an ninh lương thực ngày càng nguy hiểm, nguy cơ sắp diễn ra một cuộc khủng hoảng mới đe dọa các nhóm dân số dễ tổn thương. |