Báo động tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu
Tại phiên họp cấp cao ngày 3/8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhất trí đặt tình trạng mất an ninh lương thực và nạn đói do xung đột gây ra làm trung tâm chương trình nghị sự. Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thống nhất quyết tâm giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực và các nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này.
Hiện có gần 350 triệu người tại 79 quốc gia đang trải qua tình trạng mất an ninh lương thực, thường xuyên hoặc trầm trọng hơn do xung đột vũ trang.
Ấn Độ hiện là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đóng góp 40% hoạt động kinh doanh gạo toàn cầu. Thế nhưng, ngày 20/7, Ấn Độ dừng xuất khẩu một số loại gạo thường. Bên cạnh đó, việc Nga rút khỏi Thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen đã đẩy giá lương thực thế giới bắt đầu tăng lên. An ninh lương thực toàn cầu càng thêm bấp bênh và có nguy cơ đẩy nhiều người vào cảnh chết đói. Thỏa thuận sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen vốn được coi là phao cứu sinh đối với an ninh lương thực toàn cầu bị đổ vỡ đã gây ra một đòn giáng mạnh vào thị trường lương thực thế giới.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo: "Nga và Ukraine đều rất quan trọng đối với an ninh lương thực toàn cầu. Hai nước này chiếm khoảng 30% lượng xuất khẩu lúa mì và lúa mạch toàn cầu, 1/5 tổng lượng ngô và hơn một nửa tổng lượng dầu hướng dương. Với việc chấm dứt Sáng kiến Biển Đen sẽ khiến những người dễ bị tổn thương nhất phải trả giá đắt nhất bởi giá lương thực tăng lên".
Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo rằng Nga đang làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu. Cáo buộc được đưa ra trong bối cảnh Nga không gia hạn sau khi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen hết hạn hôm 17/7, đồng thời Moscow cũng đẩy mạnh tấn công cơ sở hạ tầng xuất khẩu lương thực của Ukraine. Cao ủy phụ trách đối ngoại của EU Josep Borrell kêu gọi các nước đang phát triển và G20 thúc đẩy Moscow quay lại thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc Biển Đen và ngừng nhắm vào hạ tầng nông nghiệp Ukraine.
Lúa mì trên một cánh đồng ở vùng Zaporijjia, Ukraine. |
Bên cạnh đó, sự xuất hiện trở lại của hiện tượng thời tiết El Nino với điển hình là nhiệt độ tăng cao và hạn hán còn khiến giảm sản lượng hoặc gây mất mùa với các loại lương thực như gạo, lúa mì, ngô hay các loại cây trồng khác.
Giới phân tích lo ngại những thách thức liên tiếp ập đến khiến hệ thống lương thực toàn cầu đang ở trong trạng thái bấp bênh hơn bao giờ hết, kéo theo những hậu quả khôn lường đối với cuộc sống của người dân ở nhiều khu vực.
Theo Chương trình Lương thực thế giới (WFP), thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực "với quy mô chưa từng có, lớn nhất trong lịch sử hiện đại".
Khoảng 780 triệu người đang đối mặt với nạn đói, trong đó một số nước châu Phi được xác định là điểm nóng. Chưa bao giờ an ninh lương thực lại trở thành vấn đề cấp bách như hiện nay. Bây giờ chứ không phải lúc nào khác, cộng đồng quốc tế phải hành động ngay để bảo vệ hành tinh - ngôi nhà chung của tất cả chúng ta và thế hệ mai sau.
Còn Tổ chức Lương nông Liên hợp quốc (FAO) nhận định, tỷ lệ các quốc gia và vùng lãnh thổ không đảm bảo an ninh lương thực đã chiếm tới 30,4% dân số thế giới.
GS.TS Võ Tòng Xuân: xây tình hữu nghị với nông dân Sierra Leone từ cách trồng lúa Ở tuổi ngoài 80, chuyên gia nông nghiệp - GS.TS Võ Tòng Xuân, người được mệnh danh là "Dr. Rice" vẫn miệt mài đưa kỹ thuật trồng lúa nước Việt Nam sang châu Phi, giúp người dân nơi đây vượt qua vấn đề thiếu đói lương thực một cách bền vững. Trong số các nước châu Phi mà GS Xuân và nhóm cộng sự hỗ trợ, Sierra Leone là quốc gia đầu tiên. |
Việt Nam cam kết cùng thế giới giải quyết vấn đề an ninh lương thực Việt Nam cam kết tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong giải quyết khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu đang đe dọa trực tiếp cuộc sống của hàng trăm triệu người trên thế giới. |