Trang chủ Hữu nghị Chân dung bè bạn
19:40 | 11/08/2024 GMT+7

Những ngày tươi đẹp ở Việt Nam

aa
Đất nước Việt Nam xinh đẹp, hiền hòa. Người Việt Nam hồn hậu, hiếu khách và dành nhiều yêu mến cho các bạn Lào. Đó là cảm nhận của nhiều lưu học sinh Lào trong những năm tháng học tập tại Việt Nam.
Hợp tác giáo dục gắn kết tình hữu nghị Việt - Lào
Ba mô hình đào tạo, bồi dưỡng lưu học sinh Lào hiệu quả, thiết thực

Quê hương Việt - Lào

Southida Tanphanith (tên Việt Nam là Nguyễn Thị Phương Vy) - cựu sinh viên Khóa 47 (Khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao, Học viện Ngoại giao) là người gốc Việt, sinh ra và lớn lên tại Lào. Ông bà và bố mẹ Southida Tanphanith đã định cư ở Lào hơn nửa thế kỷ. Mùa hè 2008, Southida Tanphanith lên 6 tuổi. Năm đó cũng là lần đầu tiên cô được cùng gia đình trở về thăm quê hương Việt Nam. Từ đó, mỗi năm đến dịp hè, Southida Tanphanith lại được cùng bố mẹ trở về Việt Nam, khám phá những địa điểm du lịch nổi tiếng của quê nhà như: Quảng Bình, Huế, thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Bình, Đà Nẵng...

Những bức ảnh kỷ niệm của gia đình Southida Tanphanith tại Việt Nam. (Ảnh: NVCC)
Những bức ảnh kỷ niệm của gia đình Southida Tanphanith tại Việt Nam. (Ảnh: NVCC)

"Những chuyến đi để lại trong tôi ấn tượng về một Việt Nam phát triển với nhiều điểm du lịch và giải trí hấp dẫn. Tình cảm với Việt Nam trong tôi đã được vun đắp từ đó. Năm 18 tuổi, tôi nỗ lực giành học bổng do Bộ Giáo dục và Đào tạo hai nước phối hợp trao tặng để có cơ hội học tập tại Việt Nam.

Những ngày tươi đẹp ở Việt Nam
Southida Tanphanith ấn tượng nhất với chuyến đi tới Mộc Châu, Sơn La. (Ảnh: NVCC)

Trong suốt bốn năm học tại Việt Nam, tôi tận dụng thời gian rảnh để du lịch và khám phá quê hương của mình. Tôi đã cùng bạn bè đại học đến thăm nhiều danh thắng như Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám, chùa Bái Đính, Tràng An...

Chưa thành thạo tiếng Việt, nhưng tôi không gặp nhiều khó khăn trong những chuyến đi. Dịch vụ du lịch tại Việt Nam rất thuận tiện và giá cả phải chăng. Tôi nhớ có lần đã chuẩn bị 500,000 VNĐ cho tiền xe nhưng cuối cùng chỉ phải trả 200,000 VNĐ.

Chuyến đi để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong tôi là chuyến tới Mộc Châu cùng cô giáo người Việt. Tôi đã trải nghiệm hành trình hơn 20km đường đèo bằng xe máy, tuy khá sợ nhưng lại rất vui.

Tôi đã được ngắm nhìn những con suối, ruộng bậc thang và thưởng thức món lẩu cá tầm tại một nhà hàng ven triền núi. Tôi cũng cảm thấy ấm lòng khi được bà con đồng bào tại Mộc Châu hỏi thăm và chỉ đường tận tình khi đi lạc.

Càng sinh sống lâu ở Việt Nam, tôi càng cảm nhận được rõ nét sự gắn kết sâu nặng giữa bản thân với văn hóa, con người Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp, tôi sẽ tìm kiếm cơ hội để sinh sống và làm việc tại Việt Nam để hiểu thêm về đất nước mà mình đang mang dòng máu", Southida Tanphanith chia sẻ.

Yêu mến tiếng nói nước bạn Việt Nam

Từ nhỏ Sengphet Phomsychanh - cựu sinh viên Khóa 47 (Khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao, Học viện Ngoại giao) đã được bố kể về những câu chuyện lịch sử thấm đượm tình hữu nghị của nhân dân Việt Nam - Lào. Sengphet Phomsychanh mong muốn được đặt chân tới Việt Nam và học tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai của mình. Năm 15 tuổi, ước mơ của Sengphet Phomsychanh đã thành hiện thực khi giành được học bổng cấp ba tại trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn.

Sengphet Phomsychanh cùng các lưu học sinh Lào tại trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn. (Ảnh: NVCC)
Sengphet Phomsychanh (áo đỏ, đứng giữa) cùng các lưu học sinh Lào tại trường THCS-THPT Trần Quốc Tuấn. (Ảnh: NVCC)

Theo lời kể của Sengphet Phomsychanh, thời gian đầu học tiếng Việt, anh gặp không ít khó khăn bởi tiếng Lào và tiếng Việt có chữ viết, phát âm và dấu câu hoàn toàn khác nhau. Những từ khó phát âm trong tiếng Việt như “ngoan ngoãn”, “thức khuya”,... Sengphet Phomsychanh học trong một khoảng thời gian dài để có thể phát âm đúng.

Sengphet Phomsychanh đã tốt nghiệp Học viện Ngoại giao vào tháng 7, 2024. (Ảnh: NVCC)
Sengphet Phomsychanh đã tốt nghiệp Học viện Ngoại giao vào tháng 7, 2024. (Ảnh: NVCC)

"Tôi đã cải thiện kỹ năng nói bằng cách nghe và hát theo rất nhiều bài hát Việt Nam. Thời gian học đại học, tôi có một nhóm bạn thân là người Việt và chúng tôi thường xuyên giao lưu, tâm sự với nhau. Trước kia, tôi phát âm chưa chuẩn những từ như “thỏa thuận”, “rèn luyện”, nhưng khi được các bạn góp ý, tôi đã ghi nhớ và không bao giờ lặp lại lỗi sai nữa. Việc học tiếng Việt quả thật đã dễ dàng và thú vị hơn nhiều nhờ sự giúp đỡ của những người bạn Việt Nam.

Nhờ khả năng giao tiếp tốt, tôi có cơ hội trải nghiệm sâu văn hóa và lễ hội của Việt Nam, đồng thời lan tỏa văn hóa Lào đến người Việt.

Năm ngoái, vào dịp Tết Nguyên Đán, Học viện Ngoại giao tổ chức hội thi nấu các món truyền thống của cả Lào và Việt Nam, tôi đã vinh dự đại diện cho du học sinh Lào giới thiệu ẩm thực nước mình đến thầy cô và bạn bè người Việt.

Những kỷ niệm ấy đã giúp tôi cảm nhận rõ nét sự gắn kết giữa văn hóa hai nước, đồng thời có thêm động lực để trau dồi tiếng Việt", Sengphet Phomsychanh nói với phóng viên tạp chí Thời Đại.

Đưa món ăn Việt vào mâm cơm Lào

Ketsana Keobounmee, Trưởng đoàn Lưu học sinh Lào tại Học viện Ngoại giao sang Việt Nam học từ năm 2017. Từ đây Ketsana Keobounmee có cơ hội thưởng thức nhiều món đặc sản của các vùng miền và dần yêu thích ẩm thực Việt Nam.

Ketsana Keobounmy trong chuyến du lịch tới Hội An, Quảng Nam. (Ảnh: NVCC)
Ketsana Keobounmee trong chuyến du lịch tới Hội An, Quảng Nam. (Ảnh: NVCC)

"Món ăn Việt khiến tôi ấn tượng nhất là bún chả, không chỉ bởi hương vị thơm ngon mà còn vì nó gắn liền với cô giáo dạy tiếng Việt mà tôi rất yêu quý. Lần đầu tiên tôi được ăn bún chả là ở nhà của cô vào mùa hè đầu tiên tôi đến Việt Nam.

Dù đã nhiều năm trôi qua, tôi vẫn nhớ đã được cô giới thiệu về nguyên liệu làm bún chả, gồm thịt lợn, nước mắm, đường, hành khô, ớt, chanh, rau sống ăn kèm,....

Lần đầu tiên ăn bún chả, tôi không biết phải thưởng thức món ăn này như thế nào. Vậy là cô giáo đã hướng dẫn chúng tôi cho một chút bún, thịt nướng và rau sống vào nước chấm, nhưng sẽ không cho hết một lần mà ăn đến đâu cho đến đó và từ từ thưởng thức món ăn. Theo tôi, “hồn cốt” của món này là bát nước chấm, nếu nước chấm ngon thì hương vị sẽ rất tuyệt vời", Ketsana Keobounmee kể.

Ketsana Keobounmee nói đã tự tay chế biến nhiều món ăn Việt Nam cho những người bạn Lào cùng ký túc xá. "Nguyên liệu cho các bữa ăn mà tôi nấu được mua ngay tại chợ dân sinh gần trường vì giá thực phẩm rẻ và có thể tìm thấy mọi nguyên liệu cần có.

Món ăn mà tôi hay chế biến và nấu thuần thục nhất là món gà om nấm. Sau một lần được thưởng thức món ăn này tại nhà ăn của trường và quá ấn tượng với hương vị của nó, tôi đã nhờ các cô trong nhà bếp hướng dẫn cách chế biến.

Khi quay trở lại Lào, tôi sẽ duy trì thói quen nấu và thưởng thức đồ ăn Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày. Đây cũng sẽ là cách để tôi vơi đi nỗi nhớ với mảnh đất đã gắn bó suốt những năm tháng cấp 3 và sinh viên của mình", Ketsana Keobounmee cho biết.

Lưu học sinh Lào: sẽ giới thiệu cho gia đình, bạn bè những điểm đến nổi tiếng của Việt Nam Lưu học sinh Lào: sẽ giới thiệu cho gia đình, bạn bè những điểm đến nổi tiếng của Việt Nam
Học tập ở Việt Nam, các lưu học sinh Lào được trải nghiệm thực tế, tham quan nhiều thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam. Qua đó, các em hiểu thêm về lịch sử, văn hóa các vùng miền trên đất nước hình chữ S.
Lưu học sinh Lào tại Sơn La cùng chinh phục tiếng Việt Lưu học sinh Lào tại Sơn La cùng chinh phục tiếng Việt
Trường cao đẳng Sơn La vừa tổ chức ngoại khóa “Lưu học sinh Lào - hành trình cùng tiếng Việt” năm 2024.
Thu Phượng
Nguồn:

Tin bài liên quan

Kết nối văn hóa Việt Nam - Ấn Độ qua giao lưu nghệ thuật tại Vĩnh Long

Kết nối văn hóa Việt Nam - Ấn Độ qua giao lưu nghệ thuật tại Vĩnh Long

Ngày 24/8, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình Giao lưu nghệ thuật Việt Nam - Ấn Độ.
Học sinh Hà Nội - Fukuoka giao lưu, trao đổi văn hóa và giáo dục

Học sinh Hà Nội - Fukuoka giao lưu, trao đổi văn hóa và giáo dục

49 học sinh đến từ các trường trung học phổ thông tỉnh Fukuoka (Nhật Bản) vừa đến Hà Nội tham gia Chương trình trao đổi, giao lưu văn hóa giáo dục Hà Nội - Fukuoka lần thứ 7 năm 2024 diễn ra từ ngày 3-9/8.
Sinh viên Việt Nam, Hàn Quốc giao lưu văn hóa tại Bình Dương

Sinh viên Việt Nam, Hàn Quốc giao lưu văn hóa tại Bình Dương

Hội hữu nghị Việt Nam - Hàn Quốc tỉnh Bình Dương vừa tham gia hỗ trợ đón tiếp đoàn sinh viên các trường đại học thuộc thành phố Busan (Hàn Quốc) thực hiện chuỗi hoạt động giao lưu văn hóa sinh viên tại trường Đại học Thủ Dầu Một.

Các tin bài khác

Yakutia: Lửa sống trên vùng băng tuyết

Yakutia: Lửa sống trên vùng băng tuyết

Yakutia hay Cộng hòa Sakha, là vùng lãnh thổ lớn nhất của Nga (hơn 3 triệu km2). Đây là vùng lạnh nhất trên thế giới có người sinh sống. Dù thế giới xung quanh bao phủ bởi băng và tuyết nhưng ngọn lửa tình yêu cuộc sống luôn rực cháy và tỏa sáng lung linh trong mỗi con người và gia đình họ.
Người nước ngoài treo cờ đỏ sao vàng mừng Quốc khánh 2/9

Người nước ngoài treo cờ đỏ sao vàng mừng Quốc khánh 2/9

Trong không khí hân hoan, tưng bừng của Tết Độc lập (2/9), nhiều người nước ngoài đang sinh sống và học tập tại Việt Nam cũng háo hức treo cờ đỏ sao vàng đón Tết.
Trao quà và thư chúc mừng tới chiến sỹ vì hòa bình Madeleine Riffaud

Trao quà và thư chúc mừng tới chiến sỹ vì hòa bình Madeleine Riffaud

Đại sứ Việt Nam tại Pháp đã gửi quà lưu niệm và thư chúc mừng tới Madeleine Riffaud, nữ nhà báo cộng sản Pháp, để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những đóng góp của bà cho tình hữu nghị Việt-Pháp.
Tân Đại sứ Thụy Điển xúc động trước sự hiếu khách của người Việt Nam

Tân Đại sứ Thụy Điển xúc động trước sự hiếu khách của người Việt Nam

Đến Việt Nam nhận nhiệm vụ, tân Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam Johan Ndisi bày tỏ xúc động trước sự ấm áp và hiếu khách của người dân Việt Nam.

Đọc nhiều

Cộng đồng người Việt tại Nhật: tổ chức hai giải bóng đá quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiệt hại bởi bão số 3

Cộng đồng người Việt tại Nhật: tổ chức hai giải bóng đá quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiệt hại bởi bão số 3

Ngày 15/9, tại Nhật Bản đã diễn ra đồng thời 2 giải bóng đá của cộng đồng người Việt ở cả 2 miền Nam - Bắc của xứ sở Mặt Trời Mọc, nhằm phát động quyên góp giúp đỡ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (bão Yagi).
Thêm nhiều khoản viện trợ từ quốc tế giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Thêm nhiều khoản viện trợ từ quốc tế giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi

Ấn Độ đã vận chuyển 35 tấn hàng cứu trợ khẩn cấp nhằm hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả sau bão Yagi. New Zealand cũng vừa công bố khoản đóng góp 1 triệu đô la New Zealand nhằm hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam khắc phục hậu quả nặng nề của cơn bão Yagi.
Tết Trung thu tại Kansai, Nhật Bản: ủng hộ vùng lũ quê nhà 70 triệu đồng

Tết Trung thu tại Kansai, Nhật Bản: ủng hộ vùng lũ quê nhà 70 triệu đồng

Ngày 15/9, tại Trung tâm văn hóa Thành phố Higashi Osaka, Nhật Bản diễn ra chương trình Tết trung thu “Vui hội trăng rằm”. Hơn 200 bạn nhỏ đã cùng các gia đình Việt Nam và Việt – Nhật đến tham gia đêm hội.
Thành phố Hồ Chí Minh: thông tin Nghị quyết 98 đến kiều bào ở Phần Lan

Thành phố Hồ Chí Minh: thông tin Nghị quyết 98 đến kiều bào ở Phần Lan

Từ ngày 13-14/9 (giờ địa phương), Đại sứ quán Việt Nam ở Phần Lan và Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Hội nghị thông tin tuyên truyền về Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội và Đề án Chính sách phát huy hiệu quả nguồn lực kiều hối trên địa bàn TP.HCM từ nay đến năm 2030 và Chương trình nghệ thuật biểu diễn phục vụ bà con kiều bào với chủ đề: “Nhịp điệu thành phố trẻ”.
Trung tâm y tế đảo Trường Sa cứu ngư dân bị tai nạn trên biển

Trung tâm y tế đảo Trường Sa cứu ngư dân bị tai nạn trên biển

Ngày 11/9, một ngư dân bị tai nạn, đứt lìa cổ chân được các y, bác sĩ Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa (huyện Trường Sa, Khánh Hòa) cứu chữa kịp thời và bàn giao bệnh nhân đưa vào vào bờ tiếp tục điều trị.
Triển lãm và tuyên truyền biển, đảo tại Đà Nẵng

Triển lãm và tuyên truyền biển, đảo tại Đà Nẵng

Ngày 9/9, tại Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân đã phối hợp với Thành Đoàn Đà Nẵng, Nhà Trưng bày Hoàng Sa tổ chức Triển lãm tư liệu, hình ảnh và tuyên truyền biển, đảo với chủ đề “Tuổi trẻ với biển đảo quê hương” năm 2024.
Vùng 1 Hải quân đã tìm thấy thêm một thi thể ngư dân mất tích trên biển

Vùng 1 Hải quân đã tìm thấy thêm một thi thể ngư dân mất tích trên biển

Sáng 10/9, Vùng 1 Hải quân vẫn tiếp tục phối hợp cùng các lực lượng tìm kiếm các nạn nhân mất tích trên biển.
inforgraphics 11 dai hoc viet nam dat tieu chuan nuoc ngoai
video su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
video ca nuoc huong ve dong bao vung bao lu
su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
nhung viec nen va khong nen lam khi bao yagi do bo
8 thang nam 2024 khach du lich quoc te den ha noi tang 42
inforgraphics ngay hoi van hoa huu nghi sac mau asean
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay 17/9: Biển Đông gió mạnh, sóng lớn, cả nước có mưa

Thời tiết hôm nay 17/9: Biển Đông gió mạnh, sóng lớn, cả nước có mưa

Ngày 17/9, Biển Đông có áp thấp nhiệt đới, khả năng xảy ra lốc xoáy, gió giật mạnh cấp 7-8. Cả nước có mưa nhiều nơi, về chiều mưa to đến rất to.
Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để bảo đảm an toàn?

Hỗ trợ thực phẩm cho người dân vùng ngập lụt: Làm thế nào để bảo đảm an toàn?

Trong số hàng cứu trợ người dân vùng bão, lũ có nhiều loại bánh chưng, bánh mỳ và nhiều loại thực phẩm do các nhóm hay hộ gia đình tự chế biến, được hút chân không để bảo quản.
Thời tiết hôm nay 14/9: Bắc Bộ nắng, lũ trên các sông xuống chậm

Thời tiết hôm nay 14/9: Bắc Bộ nắng, lũ trên các sông xuống chậm

Hôm nay 14/9, thời tiết Bắc Bộ ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Lũ tại các sông đang xuống chậm. Nguy cơ sạt lở đất vẫn xảy ra trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi Bắc Bộ dù mưa đã giảm.
Cảnh báo không chuyển tiền vào những tài khoản giả mạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Cảnh báo không chuyển tiền vào những tài khoản giả mạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Trên mạng xã hội đã xuất hiện những website và fanpage giả mạo các cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để huy động nguồn lực ủng hộ các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng cơn bão số 3.
Thời tiết ngày 13/9: Lũ trên các sông xuống dần, Bắc Bộ nắng lên

Thời tiết ngày 13/9: Lũ trên các sông xuống dần, Bắc Bộ nắng lên

Hôm nay 13/9, thời tiết Bắc Bộ sẽ có nắng sau nhiều ngày mưa dai dẳng, về chiều tối khu vực có mưa rào. Nam Bộ hôm nay mưa to đến rất to.
Lũ trên sông Thao tại Yên Bái vượt mốc lịch sử năm 1968 gần 1m

Lũ trên sông Thao tại Yên Bái vượt mốc lịch sử năm 1968 gần 1m

5h sáng 10/9, lũ trên sông Thao tại Yên Bái là 35,22m, trên mức lũ lịch sử năm 1968 (34,42m) 0,8m. Dự báo hôm nay lũ tiếp tục lên và duy trì trên mức lũ lịch sử.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động