"Nghỉ việc không toan tính" - Trào lưu mới của giới trẻ Trung Quốc
Diên An: Diện mạo mới của căn cứ địa cũ Trung Quốc Là căn cứ địa cũ nổi tiếng Trung Quốc, Diên An (tỉnh Thiểm Tây) ngày nay kết hợp truyền thống cách mạng với đặc điểm của thành phố, có diện mạo phát triển hoàn toàn mới. |
Nước châu Á nào có nhiều du khách đến Paris đông nhất dịp Thế vận hội? Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là 3 quốc gia châu Á có số du khách sang Pháp đông nhất nhân dịp Thế vận hội mùa hè 2024 đang diễn ra ở thủ đô Paris. |
Nghỉ việc để được "thức dậy ở một nơi xa"
Cô Chen Zi Jun bắt đầu ngày mới của mình bằng những bài tập Muay Thai thay vì hối hả chạy đến công ty như trước. (Ảnh: Steve Sandford/ABC News). |
Mỗi buổi sáng, cô Chen Zi Jun lại khởi động ngày mới của mình bằng những bài tập Muay Thai hoặc yoga trước khi bắt đầu lang thang khám phá đền chùa, di tích văn hóa và các khu chợ địa phương trong cái nóng ngột ngạt của miền bắc Thái Lan.
Điều này hoàn toàn khác với lịch trình hàng ngày với khối lượng công việc khổng lồ "làm mãi không hết việc” của một nhân viên truyền thông mà cô đã bỏ lại quê nhà ở Trung Quốc.
"Tôi cần phác thảo ý tưởng, viết kịch bản, thảo luận với các bộ phận liên quan khác trong công ty cũng như trao đổi với khách hàng. Sau đó, tôi sẽ quay phim, chỉnh sửa nhiều lần cho đến khi sản phẩm được duyệt để phát hành trên mạng xã hội”, cô Chen nói với phóng viên đài truyền hình ABC từ căn hộ thuê ở Chiang Mai (Thái Lan).
Cô Chen từng phải trải qua những thời điểm làm việc "quên ngày tháng". (Ảnh: Steve Sandford/ABC News). |
Cô cho biết, áp lực cùng guồng quay công việc lặp lại mỗi ngày khiến cô không có thời gian nghỉ ngơi hoặc học hỏi những điều mới mẽ, và dần dần cô cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức.
"Đây không phải là công việc và cuộc sống mà tôi mong muốn”, cô Chen nói, và cho biết đó chính là lý do để cô quyết định “bỏ việc không toan tính” (tiếng Anh: naked quit) - một thuật ngữ mới được phổ biến gần đây bởi cư dân mạng trẻ tuổi ở Trung Quốc, hàm ý bỏ việc mà không có phương án dự phòng nào.
Theo đó, cô Chen đã nộp đơn xin nghỉ việc, xách va li lên đường đến Thái Lan để trải nghiệm những điều mới mẻ mà cô không có cơ hội thực hiện trước đó.
Văn hóa làm việc “996” không được giới trẻ chào đón
Văn hóa doanh nghiệp của Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, được biết đến với cường độ làm việc không ngừng nghỉ.
Khái niệm “996” đã trở thành “tiêu chuẩn bắt buộc” trong đời sống văn phòng ở đất nước tỷ dân với công thức: làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, sáu ngày một tuần.
Năm 2019, Jack Ma - nhà sáng lập nền tảng thương mại điện tử Alibaba và là một trong những tỷ phú giàu nhất Trung Quốc – chính là người đã cổ xúy cho công thức này với phần thưởng hậu hĩnh trao tặng cho những nhân viên theo đuổi triệt để nguyên tắc “996”, xem đó là thước đo sự chăm chỉ và cống hiến của nhân viên.
Văn hóa làm việc "996" khiến người lao động Trung Quốc làm việc không ngừng nghỉ. (Ảnh: Jason Lee/Reuters). |
Tuy nhiên, khác với thế hệ trước đó chỉ biết dành mọi tâm trí và sức lực cho công việc, thế hệ millennials và gen Z của Trung Quốc ngày nay tỏ ra thờ ơ, thậm chí phản ứng tiêu cực với “công thức vàng” này, Fang Xu, một nhà xã hội học tại Đại học California, Berkeley (Mỹ) phát biểu.
"Làm việc đến kiệt sức để được ghi nhận theo công thức 996 đã không còn là mục tiêu của thế hệ sinh ra vào đầu những năm 2000, được tiếp cận nền giáo dục tốt và bắt đầu tham gia vào thị trường việc làm”, Giáo sư Fang nói.
Giáo sư Fang cho biết thêm, xu hướng “naked quit” hiện đang nở rộ tại Trung Quốc là một chỉ dấu cho thấy sự không hài lòng của giới trẻ nước này đối với văn hóa làm việc và triển vọng nghề nghiệp “thiếu bền vững” trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay.
Đây cũng là lý do để ngày càng có nhiều lao động trẻ Trung Quốc quyết định nộp đơn xin nghỉ việc theo cách cô Chen đã làm mà không cần cân nhắc những ngày tiếp theo của mình sẽ như thế nào.
Giới trẻ Trung Quốc mong muốn có được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống thay vì phải vắt kiệt sức cho công việc. (Ảnh: Reuters). |
ADB: Suy thoái kinh tế Trung Quốc nhanh hơn dự kiến Báo cáo mới của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa công bố cho thấy, tính tới hết quý II/2019, tỷ lệ nợ trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc là 84,6%, so với mức 78,8% vào cùng kỳ năm 2018. |
Vì sao khác châu lục, tình hình kinh tế, chính trị khác nhau Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina và Indonesia lại đang trải qua khủng hoảng kinh tế giống nhau? Tại sao các quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina và Indonesia, trên các châu lục khác nhau với các tình hình kinh tế và chính trị khác nhau lại trải qua khủng hoảng kinh tế tương tự nhau? |