9 điều nên làm để luôn bình tĩnh dưới áp lực công việc
Hãy học cách giữ bình tĩnh để đối phó với những áp lực trong công việc, dù là đảm trách việc làm online hay tại văn phòng, đồng thời để giữ cho bạn luôn khỏe mạnh cả thể chất và tinh thần, bằng 9 mẹo đơn giản dưới đây.
Đánh giá điều gì đang làm bạn căng thẳng
(Ảnh minh họa) |
Đôi khi, chúng ta căng thẳng không có nguyên nhân rõ rệt nào cả. Một số điều vụn vặt cũng có thể khiến bạn “phát điên”. Có thể do áp lực xảy ra với bạn trong một thời gian dài, và đôi khi lý do khiến bạn căng thẳng đã biến mất nhưng sự căng thẳng vẫn còn đó. Chỉ vì chúng ta bị cuốn vào dòng suy nghĩ và để cho cảm xúc dẫn dắt.
Lần tới nếu cảm thấy đầu óc rối bời, bạn hãy dừng lại và đánh giá xem điều khi khiến bạn lo lắng, bực bội hoặc căng thẳng. Bằng cách đó bạn có thể giải quyết vấn đề và điều chỉnh được cảm xúc của mình để trở nên bình tĩnh hơn.
Giữ không gian làm việc ngăn nắp
Hãy nhìn vào bàn làm việc của bạn, bạn có thấy đồng hồ sơ nằm rải rác và mớ đồ đạc lộn xộn không?
Nếu câu trả lời là có, thì đây có thể là một trong những yếu tố khiến bạn dễ bị “bùng nổ”.
Hãy tập thói quen sắp xếp bàn làm việc khi bắt đầu ngày mới và ngăn nắp khi tan sở. Đảm bảo bạn biết chính xác nơi bạn đặt mọi thứ để có thể lấy nó nhanh chóng khi cần. Bạn có thể trang trí nơi làm việc với một chậu cây nhỏ, 2-3 bức tranh, một vài câu trích dẫn hay có thể làm bừng sáng bàn làm việc nhàm chán của bạn và cũng giúp bạn trở nên thư thái.
Giữ thái độ tích cực
Áp lực công việc quá lớn, đồng nghiệp tiêu cực và những thứ khác có thể ảnh hưởng đến tâm lý của bạn và khiến bạn trở nên tiêu cực.
Nhưng hãy luôn nhớ tâm trạng tiêu cực sẽ làm giảm khả năng đối phó với thử thách, nghịch cảnh và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Cho dù tình huống có nghiệt ngã và đáng sợ đến mức nào, hãy nhìn vào khía cạnh tốt của vấn đề. Gặp gỡ những người tích cực, đọc những cuốn sách truyền cảm hứng hay viết ra những câu trích dẫn giúp bạn cảm thấy mình mạnh mẽ và phấn chấn hơn.
Tin tưởng bản thân
Thỉnh thoảng, bạn sẽ nhận được những lời chỉ trích, và một số người trong công ty sẽ tỏ ra nghi ngờ các quyết định của bạn. Mặc dù lời phê bình giúp bạn làm tốt hơn nhưng không phải lúc nào bạn cũng cần lắng nghe mọi người.
Để giữ được sự bình tĩnh, bạn cần tin tưởng vào bản thân và cố gắng không thay đổi kế hoạch của mình chỉ vì người khác không chấp thuận nó. Thay đổi kế hoạch thường xuyên sẽ khiến bạn căng thẳng và ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng.
Thoát ra khỏi công việc trong thời gian nghỉ ngơi
Một số người đã rời khỏi văn phòng nhưng vẫn tiếp tục suy nghĩ và thảo luận về công việc. Như vậy có khác gì bạn vẫn đang làm việc trong giờ nghỉ.
Hãy thoát ra khỏi công việc khi trở về nhà. Nếu có thể nên đi dạo ở nên thoáng khí, nhiều cây xanh hoặc ngồi yên tĩnh tâm để đầu óc được thư giãn. Khi bạn đang nghỉ giải lao, hãy đảm bảo rằng đó thực sự là thời gian nghỉ ngơi và để công việc qua một bên, chỉ tận hưởng khoảnh khắc hiện tại.
Lập kế hoạch cho công việc
Làm việc không có kế hoạch là một trong những nguyên nhân chính gây ra lo lắng và căng thẳng. Áp lực công việc quá mức có thể khiến bạn mất bình tĩnh. Bạn nên lập kế hoạch công việc cẩn thận và kiên trì thực hiện.
Thay vì bắt đầu ngày mới bằng cách kiểm tra email, hãy bắt đầu bằng việc lập danh sách việc cần làm, trước tiên bạn phải sắp xếp thứ tự ưu tiên và dành thời gian cho công việc khẩn cấp trước, sau đó mới tính đến các nhiệm vụ ít quan trọng hơn. Bạn có thể dán các ghi chú về công việc trên máy tính hoặc trên bàn làm việc để nhắc nhở bản thân lưu ý đến những việc cần làm.
Hãy cởi mở với những thay đổi
Hầu như chúng ta đều ghét những thay đổi và muốn mọi thứ diễn ra đúng như kế hoạch. Nhưng, thực tế là tại nơi làm việc, nhiều khả năng mọi thứ sẽ không diễn ra theo kế hoạch của bạn, vì vậy, tùy từng trường hợp mà bạn cần sửa đổi kế hoạch của mình.
Nhận biết điều này giúp bạn tránh được bực bội căng thẳng khi đối mặt với sự thay đổi. Một người có đầu óc cởi mở và linh hoạt luôn dễ dàng thành công hơn.
Hướng vào giải pháp hơn là tập trung vào vấn đề
Bạn có thể nhận thấy nhiều người không ngừng phàn nàn về mọi thứ nhưng hầu như không bao giờ nghĩ ra giải pháp. Thay vì “nổi điên” hoặc tỏ ra lo lắng trước những vấn đề, hãy nghĩ cách giải quyết nó.
Ngoài ra, luôn có một số tình huống bạn không thể kiểm soát được. Trong những trường hợp như vậy chỉ cần nhắc nhở bản thân rằng bạn đã làm hết sức và hãy để mọi việc diễn ra theo cách của nó.
Nếu là việc bạn không giải quyết được, bạn lo lắng có ích gì? Nếu là việc bạn có thể giải quyết được, thì bạn lo lắng để làm gì? Thế nên, trong mọi trường hợp, nên ngừng lo lắng và khi có thể, hãy tập trung vào hành động.
Học cách nói không
Đôi khi có những trường hợp bạn có quá nhiều công việc và bạn không còn thời gian để gánh thêm trách nhiệm. Khi đó, thái độ quyết đoán, nói “không” với các yêu cầu từ sếp hoặc đồng nghiệp sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực công việc.