Mỹ tuyên bố sẽ đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông
Trước đó, Tạp chí này cũng có bài viết về phương thức 3 mũi nhọn của quân đội Trung Quốc nhằm bành trướng năng lực hải quân trên biển. Ông Hillson nhắc lại phương thức này được sử dụng cùng với lực lượng tên lửa nhằm củng cố yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh đối với những khu vực như Biển Đông.
“Trung Quốc điều hạm đội đa tầng gồm PLAN, hải cảnh và dân quân biển - lực lượng bổ trợ hải quân ngụy trang dưới vỏ bọc tàu dân sự - nhằm phá hoại chủ quyền các nước khác và thực thi các yêu sách phi pháp”, theo bà Hillson.
Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hải quân Mỹ hoạt động ở Biển Đông hôm 10.2 DVIDS |
Theo bà, Trung Quốc tiếp tục cưỡng ép về tài nguyên trọng yếu trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác, quân sự hóa các thực thể tranh chấp ở Biển Đông và phát triển lực lượng tên lửa lớn nhất thế giới.
Trước những mối đe dọa trên, bà Hillson khẳng định rằng Hải quân Mỹ sẽ tiếp tục đi qua các vùng biển tranh chấp và đẩy lùi nỗ lực của Bắc Kinh nhằm củng cố dấu ấn ở Biển Đông và những nơi khác.
“Hải quân Mỹ tiếp tục hoạt động hàng không, hàng hải và hoạt động ở bất cứ nơi đâu luật pháp quốc tế cho phép. Chúng tôi đang phối hợp với các đồng minh và đối tác nhằm đối đầu với hành vi thâm hiểm của Trung Quốc, và răn đe, đấu tranh với nỗ lực của Trung Quốc nhằm phá hoại khu vực châu Á - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, bà Hillson nhấn mạnh.
Trong những năm gần đây, Washington và Bắc Kinh vẫn chủ trương tránh đối đầu ở khu vực. Tuy nhiên, quân đội Mỹ thường xuyên tiến hành các hoạt động "tự do hàng hải" nhằm thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với Biển Đông cũng như các vùng biển khác trong khu vực. Trong khi đó, Bắc Kinh tố cáo hoạt động của Washington gây bất ổn khu vực.
Hiện Trung Quốc vẫn tuyên bố chủ quyền phần lớn Biển Đông bằng đường lưỡi bò phi lý, chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
“Bộ tứ kim cương” phản đối Trung Quốc dùng vũ lực đơn phương thay đổi hiện trạng Biển Đông Đại diện nhóm Bộ tứ gồm Mỹ, Nhật, Australia và Ấn Độ xác nhận cực lực phản đối các nỗ lực đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông và biển Hoa Đông. |
Mỹ tuyên bố trừng phạt lãnh đạo quân đội Myanmar sau cuộc binh biến Ngày 10/2, Tổng thống Joe Biden thông báo rằng Mỹ sẽ trừng phạt các lãnh đạo quân đội Myanmar sau vụ chính biến ở nước này tuần trước. |
Mỹ tuyên bố sẽ nghiên cứu lại báo cáo điều tra nguồn gốc Covid-19 của WHO tại Trung Quốc Chính quyền Mỹ sẽ không tham gia vào “việc lên kế hoạch và tiến hành” cuộc điều tra, song các chuyên gia Mỹ vẫn muốn xem xét độc lập các dữ liệu cơ bản trong báo cáo của WHO. |