Mỹ-Nga vẫn mâu thuẫn sâu sắc về hiệp ước vũ khí hạt nhân mới
Mỹ bị tố 'lợi dụng Trung Quốc' để né thỏa thuận với Nga, che đậy tham vọng bá chủ hạt nhân |
Mỹ xem xét thử nghiệm vũ khí hạt nhân trở lại sau nhiều thập kỷ |
Theo AP, nhà đàm phán bên phía Mỹ Marshall Billingslea nói với các phóng viên sau khi cuộc đàm phán ở Vienna (Áo) kết thúc rằng “có một số điểm chung giữa Nga và Mỹ, nhưng chúng tôi vẫn còn xa nhau về một số vấn đề chính”.
Mỹ lập luận rằng bất kỳ hiệp ước vũ khí hạt nhân mới nào cũng phải bao gồm tất cả các loại đầu đạn, các giao thức xác minh tốt hơn và các biện pháp minh bạch, đồng thời phải mở rộng để bao gồm cả Trung Quốc, quốc gia đang gia tăng kho vũ khí của mình.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: NBC News |
Trung Quốc đã bác bỏ ý kiến, chỉ trích Mỹ đang mưu đồ nhằm tránh một thỏa thuận mới và nói rằng họ sẽ sẵn sàng tham gia nếu Mỹ đồng ý về sự ngang hàng trong vấn đề hạt nhân giữa các quốc gia. Trung Quốc được mời tham gia cuộc đàm phán ở Vienna nhưng không cử phái đoàn.
Trong khi đó, Nga nói rằng nếu Trung Quốc là một phần của hiệp ước vũ khí hạt nhân mới, thì Anh và Pháp cũng nên tham gia.
Đại diện của Nga tại Vienna, Đại sứ Mikhail Ulyanov, đã tweet rằng: Do hai quốc gia Tây Âu “không sẵn sàng” tham gia một hiệp ước vũ khí hạt nhân mới, “Mỹ và Nga nên tập trung vào hiệp ước dõi song phương”.
Hiệp ước vũ khí hạt nhân mới START-3 được ký kết vào năm 2010 bởi Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga khi đó là Dmitry Medvedev.
Hiệp ước giới hạn mỗi quốc gia không được có quá 1.550 đầu đạn hạt nhân đã được triển khai, 800 thiết bị phóng tên lửa đã được triển khai và chưa được triển khai, và 700 tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đạn đạo gắn trên tàu ngầm và máy bay ném bom hạng nặng.
Sau khi cả Moscow và Washington rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung năm 1987 vào năm ngoái, START-3 là thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân duy nhất còn lại giữa hai nước. Nó sẽ hết hạn vào tháng 2/2021 trừ khi các bên đồng ý gia hạn thêm 5 năm.
Nga đã đề nghị gia hạn mà không có bất kỳ điều kiện nào. Nhà đàm phán Billingslea cho biết Mỹ sẵn sàng thảo luận về việc gia hạn nhưng chỉ khi có một khuôn khổ ràng buộc về mặt chính trị để thực hiện các thay đổi đối với START-3, cái mà ông gọi là “thiếu sót sâu sắc”.
Billingslea cho biết cần có những sửa đổi đối với việc trao đổi thông tin đo từ xa - dữ liệu được tạo ra trong các cuộc thử nghiệm tên lửa, giải quyết vấn đề thời gian gửi thanh tra đến địa điểm cũng như tần suất kiểm tra, cùng các vấn đề khác.
Ông cho biết hiệp ước vũ khí hạt nhân mới cũng sẽ phải bao gồm tất cả các đầu đạn hạt nhân, bao gồm tên lửa tầm ngắn và tầm chiến thuật do Nga chế tạo.
Bình luận về triển vọng gia hạn hiệp ước vũ khí hạt nhân mới, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov, người dẫn đầu phái đoàn Nga tham dự các cuộc đàm phán ở Vienna, cho biết: “Cơ hội không lớn, nhưng chưa cạn kiệt”.
Cuộc đàm phán tiếp theo vẫn chưa được lên lịch. Billingslea cho biết có thể sẽ diễn ra trong ít nhất hai tuần nữa nhưng “quả bóng đang ở trong sân của Nga, chúng tôi đã báo hiệu những gì chúng tôi cần”.
Bị Mỹ hối thúc" hất cẳng" Nga khỏi dự án nhà máy điện hạt nhân, CH Czech phản hồi đầy bất ngờ Thủ tướng Babis khẳng định đã nói rõ quan điểm với Ngoại trưởng Mỹ rằng, theo các quy định của Liên minh châu Âu (EU), ... |
Triều Tiên bị cáo buộc phát triển thiết bị hạt nhân đưa vào tên lửa đạn đạo Nhiều nước tin rằng Triều Tiên có thể đã phát triển các thiết bị hạt nhân thu nhỏ cho phù hợp với các đầu đạn ... |
Việt Nam ủng hộ Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân Vừa qua, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã có phiên thảo luận về Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân nhân ... |