Mỹ dùng huyết tương người từng mắc COVID-19 điều trị cho bệnh nhân
Bộ VHTT-DL vận động người dân lùi thời gian tổ chức đám cưới để phòng, chống Covid- 19 |
Nghĩa cử đẹp chống dịch COVID - 19 là minh chứng sinh động cho tình hữu nghị Việt Nam - Hungary 70 năm |
Đăng ký hiến huyết tương trực tuyến
Mỹ hiện ghi nhận hơn 300.000 người nhiễm SARS-CoV-2. (Ảnh: Reuters). |
Những người sống sót sau khi mắc bệnh truyền nhiễm tương tự như COVID-19, trong máu của họ thường chứa kháng thể hoặc một loại protein được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại chính chủng virus đã gây nên bệnh này. Thành phần máu có chứa kháng thể này (huyết tương) khi đưa vào cơ thể những người mới nhiễm bệnh sẽ giúp người này nhanh chóng phục hồi.
Tính đến nay, Mỹ đã có hơn 300.000 ca nhiễm SARS-CoV-2, các nhà dịch tễ học cho biết nước này có thể ghi nhận thêm hàng trăm nghìn người nhiễm mới.
Nhằm giúp các bệnh viện thu thập huyết tương, Hiệp hội Ngân hàng máu Hoa Kỳ (AABB) và Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ đã đưa ra hướng dẫn về việc đăng ký hiến huyết tương trực tuyến.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm nước này hôm thứ Sáu đã công bố một chương trình tập hợp huyết tương được điều phối bởi Phòng khám Mayo ở Rochester, Minnesota giúp các bệnh viện trên toàn quốc.
Giáo sư Jeffrey Henderson, phó giáo sư y học và vi sinh phân tử tại Đại học Y Washington ở St. Louis cho biết, điều trị bằng huyết tương đã từng mang lại thành công lớn trong đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918.
Hiện nay vẫn chưa có phác đồ điều trị đặc hiệu đối với Covid-19, nhưng các bác sĩ tin rằng phương pháp điều trị bằng huyết tương của người từng nhiễm bệnh đáng để thử, ít nhất là cho đến khi chưa có vắc-xin cho Covid-19.
Huyết tương được lấy ra bằng cách nào?
Quá trình này bao gồm từ việc lấy máu từ người hiến (đã điều trị khỏi COVID-19) có sức khỏe tốt, đồng thời đáp ứng được các tiêu chí khác để hiến máu. Sau đó lượng máu này sẽ chảy qua một chiếc máy để tách huyết tương chứa kháng thể SARS-CoV-2. Lọc xong huyết tương, lượng máu còn lại chảy ngược vào cơ thể người hiến.
Quá trình này có thể mất tới 90 phút và huyết tương từ một người hiến tặng có thể được sử dụng để điều trị cho 3 hoặc 4 bệnh nhân.
Trước đó, người hiến tặng cần phải được xét nghiệm rằng đã mắc COVID-19 và chắc chắn đã có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.
Bệnh viện Houston Methodist và một số bệnh viện ở thành phố New York bị ảnh hưởng nặng đã thử nghiệm phương pháp điều trị này qua việc cấp cứu cho những bệnh nhân Covid-19 nặng.
Bác sĩ Timothy Byun, bác sĩ huyết học và ung thư tại Bệnh viện St. Joseph ở Orange, California, đã lần đầu tiên thử nghiệm trên bệnh nhân vào hôm thứ Tư. Ông cho biết hiện sức khỏe bệnh nhân đã khá hơn, nhưng còn quá sớm để kết luận phương pháp này có hiệu quả hay không.
Trước khi truyền huyết tương, bệnh nhân của Byun đã được điều trị nhiều lần, bao gồm thuốc trị sốt rét hydroxychloroquine và thuốc chống viêm tĩnh mạch Actemra, nhưng tình trạng của anh vẫn xấu đi.
Rủi ro của liệu pháp huyết tương có thể bao gồm các phản ứng tại chỗ tiêm truyền hoặc các phản ứng dị ứng hiếm gặp khác.
Bác sĩ Daniel McQuillen, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện & Trung tâm y tế Lahey ở Burlington, Massachusetts cho biết: “Trong số các lựa chọn điều trị hiện tại, tôi tin rằng huyết tương điều trị mang lại cơ hội hiệu quả cao nhất trong điều trị”.
Lần đầu tiên Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới Trong thông báo phát đi sáng nay, 5/4 của Bộ Y tế cho biết, cả nước không ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới nào. Đây ... |
Không mời khách đến nhà và không đến nhà người khác trong mùa dịch COVID-19 Tránh mời người khác về nhà, tránh đến nhà người khác; thay quần áo khi từ bên ngoài về và quần áo cần được ngâm ... |
Đà Nẵng sẽ thu phí cách ly COVID-19 với người đến từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh UBND TP Đà Nẵng vừa ban hành công văn tăng cường công tác kiểm soát dịch bệnh Covid-19. Đáng chú ý, UBND đã yêu cầu ... |