Mỹ đã sai lầm khi "chế nhạo" sự lạc hậu của Nga trong cuộc đua vào không gian?
Hình minh họa |
Năm 1967 của thế kỷ XX, Liên Xô, Mỹ và Anh đã ký "Hiệp ước về các nguyên tắc điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trong việc thăm dò và sử dụng không gian bên ngoài Trái đất", trong đó cấm sử dụng không gian để triển khai hạt nhân hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt. Sau đó, 110 quốc gia khác cũng đã tham gia hiệp định.
Tuy nhiên, Mỹ lại có những kế hoạch khác. Cụ thể, năm 1983, Tổng thống Reagan tuyên bố khởi động sáng kiến Phòng thủ Chiến lược dài hạn (SDI). Đây là chương trình phát triển công nghệ chống tên lửa, có thể khiến nước Mỹ gần như không thể bị tấn công bằng tên lửa hạt nhân.
Giới quân sự Mỹ tính toán, lúc này Liên Xô với "sự lạc hậu về công nghệ" sẽ không thể làm được như vậy. Do vậy, Mỹ sẽ có thể thoát ra khỏi "bàn tay ràng buộc" của hiệp ước với thế mạnh của riêng mình, đồng thới có thể áp đặt các điều khoản của Mỹ với toàn thế giới.
Thế nhưng, tính toán của những chính trị gia người Mỹ hóa ra lại sai lầm. Tư lệnh lực lượng vũ trụ Mỹ Thiếu tướng John Raymond cho biết, Nga và Trung Quốc đều đã có những vũ khí có khả năng theo dõi và vô hiệu hóa các vệ tinh của Mỹ.
Cụ thể, để phát hiện các vật thể không gian ở độ cao lên đến 8 nghìn km, Nga có các radar như Don-2N và Voronezh. Và ở độ cao hơn nữa sẽ có vệ tinh Kosmos-2542 theo dõi. Đồng thời, Nga cũng có các phương tiện để loại bỏ mối đe dọa từ không gian.
Hiện nay, các tổ hợp S-500 và A-235 Nudol cũng như vũ khí laser Peresvet đang được vận hành thử nghiệm sẽ có thể tiêu diệt vũ khí của đối phương trên quỹ đạo.
Và theo đánh giá của các chuyên gia, Nga thực sự “vô hiệu hóa” kế hoạch quân sự ngoài không gian của Mỹ.