Mặt trận tổ quốc và đội ngũ trí thức hiến kế phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long
Phát biểu tại hội thảo, ông Dương Tấn Hiển - Ủy viên BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ - cho biết việc tổ chức hội thảo có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam, đội ngũ trí thức trong thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu và Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Các đại biểu tham gia đóng góp ý kiến tại hội thảo. |
GS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, Thành viên Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL giai đoạn 2021 - 2025 của Chính phủ, thông tin: Kể từ sau khi Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ được ban hành, các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh, thành đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp, xây dựng các đề án để cụ thể hóa các nội dung của Nghị quyết 120/NQ-CP nhằm thúc đẩy vùng phát triển nhanh và bền vững.
Với trách nhiệm của mình, Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, TP vùng đã nhận thức trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc tập hợp, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập trung khai thác mọi nguồn lực xã hội trong tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng ngang tầm với tiềm năng và lợi thế sẵn có. Ngoài việc tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội để phát triển, Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, TP xác định đội ngũ trí thức đóng vai trò vô cùng quan trọng và cần được phát huy như tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 6/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bà Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát biểu tại hội thảo. |
Theo GS.TS Hà Thanh Toàn, với đội ngũ trí thức đông đảo, với 18.921 người có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ, bác sỹ, dược sỹ chuyên khoa I, chuyên khoa II công tác ở tất cả các lĩnh vực từ các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận, Đoàn thể, giáo dục - đào tạo, y tế, nghiên cứu khoa học… là nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng tại các địa phương. Trong đó, Trường ĐH Cần Thơ là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hàng đầu của quốc gia, có đóng góp hữu hiệu vào sự nghiệp đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng đội ngũ trí thức, và phát triển khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của vùng và của quốc gia.
Tại hội thảo, vấn đề trọng tâm phát triển bền vững vùng ĐBSCL được các các đại biểu nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau. Đa phần các đại biểu đều cho rằng vùng ĐBSCL có tài nguyên thiên nhiên trù phú, màu mỡ là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, du lịch và lợi thế này đã được khai thác, tận dụng hiệu quả trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, liên kết vùng còn yếu, cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, trình độ sản xuất và năng lực lao động còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tác động của biến đổi khí hậu đã và đang tác động đến vùng.
Các đại biểu trung ương và địa phương trao đổi bên lề hội thảo. |
Hầu hết các ý kiến tại hội thảo đều thống nhất cho rằng quy hoạch tổng thể phát triển bền vững vùng ĐBSCL giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo phương pháp tích hợp đa ngành đóng vai trò cực kỳ quan trọng, làm định hướng để các Bộ, ngành, địa phương rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực cũng như tạo cơ chế khuyến khích, thu hút đầu tư, tăng cường kết nối liên vùng.
Bên cạnh đó, cần đổi mới mô hình sản xuất nông nghiệp, thủy sản để phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; có định hướng phát triển cụ thể phù hợp với quy hoạch vùng để phát huy lợi thế, tiềm năng của vùng, của từng địa phương.
Các đại biểu cũng đề nghị cần sớm hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, hoàn thiện về hệ thống pháp luật đảm bảo cho sự phát triển bền vững vùng ĐBSCL, có chính sách ưu đãi, hỗ trợ nhằm thu hút đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội, các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, liên kết, sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm nông nghiệp của vùng; tăng cường thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về phát triển bền vững, phòng chống thiên tai; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và công tác dự báo phòng, chống thiên tai; phát huy hơn nữa vai trò của MTTQ và đội ngũ trí thức trong tuyên truyền vận động, chia sẻ, chuyển giao khoa học công nghệ; tăng cường giám sát và phản biện xã hội, phát huy hiệu quả vai trò của các Hội đồng tư vấn của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp…
Phát biểu tại hội thảo, bà Trương Thị Ngọc Ánh - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam - cho biết, việc tổ chức hội thảo trong điều kiện “bình thường mới” hiện nay là hết sức cần thiết nhằm phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam của các tỉnh, TP trong khu vực đối với sự phát triền bền vững của khu vực trong tình hình mới. Theo bà Ánh, kết quả của hội thảo này có giá trị hết sức quan trọng kể cả mặt lý luận và thực tiễn sẽ cung cung cấp cho MTTQ Việt Nam những cơ sở để phục vụ cho hoạt động phản biện xã hội đối với những đề tài, chương trình, dự án lớn mang tầm quốc gia cũng như của các địa phương.
Bà Ánh cũng cho biết, từ những đề xuất tại hội thảo lần này, MTTQ Việt Nam sẽ nghiên cứu để tiếp tục tham gia đóng góp ý kiến và thực hiện phản biện xã hội vào các dự thảo nghị quyết, quyết định, chương trình của Quốc hội, của Chính phủ nhằm phát triển bền vững khu vực ĐBSCL; đồng thời, MTTQ Việt Nam cũng sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước để tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ở các tỉnh vùng ĐBSCL cũng như của cả nước.
Họp mặt truyền thống cán bộ Đoàn: Cần Thơ - Hậu Giang - Sóc Trăng qua các thời kỳ Ngày 24/3, Ban Thường vụ 3 tỉnh - Thành Đoàn: Cần Thơ - Hậu Giang - Sóc Trăng phối hợp tổ chức họp mặt gần 200 đại biểu nguyên là cán bộ Đoàn 3 tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang qua các thời kỳ. |
Cần Thơ và các nước Liên minh châu Âu đứng trước nhiều cơ hội hợp tác đầu tư Ngày 22/3, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường đã có buổi tiếp và làm việc với ngài Giorgio Aliberti, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam và Đại sứ các nước thành viên đến thăm và làm việc tại TP Cần Thơ. |
TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL liên kết hợp tác phát triển du lịch Ngày 18/3, tại Bạc Liêu đã diễn ra Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2022 Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch TP.HCM với 13 tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và phát động “Mở cửa du lịch trong điều kiện bình thường mới”. |