TP. Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL liên kết hợp tác phát triển du lịch
Đây là dịp để lãnh đạo các tỉnh, TP, các tổ chức, doanh nghiệp, nhà đầu tư tập trung bàn bạc, hiến kế, đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường liên kết, hợp tác phát triển du lịch trong thời gian tới.
“Thông qua hội nghị, chúng tôi muốn khẳng định với các doanh nghiệp, nhà đầu tư rằng vùng ĐBSCL, trong đó có tỉnh Bạc Liêu với vị trí địa lý chiến lược quan trọng, có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút du khách trong và ngoài nước. Địa bàn này còn nhiều dư địa để liên kết với TP.HCM, tạo ra không gian du lịch đặc sắc, đáp ứng được nhiều phân khúc thị trường, thúc đẩy sự lan tỏa kinh tế du lịch liên vùng nếu có các cơ chế, chính sách phù hợp, cũng như nhận được sự đồng hành của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước”, ông Phạm Văn Thiều - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu - nhấn mạnh.
Ông Phạm Văn Thiều - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu phát biểu. |
Từ năm 2019, Chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch TP.HCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL luôn được đánh giá cao và được sự quan tâm, chỉ đạo từ Chính phủ, Bộ ngành Trung ương, Thành ủy, UBND TP. Từ đó, góp phần thúc đẩy du lịch vùng chuyển biến tích cực, thu hút sự tham gia hưởng ứng tích cực của cộng đồng doanh nghiệp, Hiệp hội Du lịch và người dân của 14 địa phương trong liên kết. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, một số nội dung dự kiến triển khai theo kế hoạch phải tạm ngưng, hoặc chỉ triển khai trong phạm vi nhỏ, với các hoạt động theo phương thức thông tin, họp trực tuyến... Từ đó, đã gây ảnh hưởng đến tiến độ, kết quả của một số hoạt động liên kết vùng theo kế hoạch đã đề ra.
Tại hội nghị, các đại biểu đều nhận định các địa phương xác định cần có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư du lịch đặc thù mang tính đột phá, tập trung triển khai vào các địa bàn trọng điểm, có sản phẩm du lịch đặc thù, có tiềm năng phát triển du lịch. Đặc biệt, trong tình hình dịch bệnh COVID-19 còn nhiều nguy cơ, các địa phương cần liên kết xây dựng cập nhật các bộ tiêu chí an toàn du lịch với COVID-19 để tạo sự thuận lợi an toàn cho du khách trong các sản phẩm đến với khu vực ĐBSCL. Trong đó, cần thiết có sự liên kết chặt chẽ quy trình, quy định về du lịch, về giao thông, về y tế để tạo sự đồng bộ, cơ bản thống nhất trong việc đón, phục vụ và xử lý ứng xử các trường hợp phát sinh ca nhiễm COVID-19 của du khách theo hướng thuận lợi, an toàn, an tâm cho du khách.
Ông Đoàn Văn Việt - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu tại hội nghị. |
Ông Đoàn Văn Việt - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - cho biết, TP Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành ĐBSCL đã xác định được trọng tâm lĩnh vực liên kết hợp tác và ký kết quy chế, thỏa thuận hợp tác liên vùng. Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương đẩy mạnh triển khai các hoạt động tái khởi động du lịch thực chất, hiệu quả trong thời gian tới. Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đề nghị các địa phương chủ động chuẩn bị các phương án xử lý đối với trường hợp rủi ro trong quá trình triển khai mở cửa lại hoạt động du lịch.
Các đại biểu nhấn nút phát động “Mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới”. |
Cũng theo Thứ trưởng Đoàn Văn Việt, cần đẩy mạnh triển khai các dự án cải thiện hạ tầng giao thông sẽ giúp khu vực ĐBSCL mở rộng khả năng tiếp cận thị trường khách nội địa và quốc tế. Về đường bay, bên cạnh khai thác nguồn khách từ TP.HCM, các tỉnh thành cần chú trọng khai thác khách đến sân bay quốc tế Cần Thơ bao gồm đường bay nội địa và các đường bay quốc tế (kết nối trực tiếp với Bangkok, Kuala Lumpur, Seoul và Đài Bắc).
Các địa phương phải đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, trong đó tập trung khôi phục sản phẩm du lịch đường sông, du lịch gắn với khai thác hoạt động nông nghiệp, sinh thái; du lịch văn hóa miệt vườn; các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng và giải trí ven sông, nghỉ dưỡng biển đảo…
Các công ty lữ hành phát huy vai trò trong việc kết nối các điểm tham quan đơn lẻ trong khu vực thành chương trình tổng thể khám phá cả vùng cho du khách nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu du lịch, mang đến những trải nghiệm dài ngày, đa dạng hơn cho du khách. Các địa phương cũng cần nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, tăng cường nhân lực du lịch; đẩy mạnh liên kết truyền thông, xúc tiến quảng bá thu hút khách; thu hút đầu tư lĩnh vực du lịch; ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động du lịch; nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến...
Tại hội nghị, TP.HCM và 13 tỉnh, TP vùng ĐBSCL đã ký kết hợp tác phát triển du lịch. Dịp này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã phát động “Mở cửa lại hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới”.
Hàng chục đơn vị doanh nghiệp lữ hành đến từ các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL và TP.HCM đã trực tiếp tham gia vào không gian giao thương kết nối doanh nghiệp du lịch. |
Trước đó, trong khuôn khổ hội nghị hàng chục đơn vị doanh nghiệp lữ hành đến từ các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL và TP.HCM đã trực tiếp tham gia vào không gian giao thương kết nối doanh nghiệp du lịch. Ngoài việc kết nối trực tiếp giữa bên bán và bên mua nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ký kết hợp tác với giá tốt nhất, không gian giao thương còn tạo môi trường giao lưu, gặp gỡ trực tiếp giúp các đơn vị giới thiệu sản phẩm, đồng thời mở ra cơ hội để các đối tác truyền thống cập nhật thông tin lẫn nhau nhau, tìm kiếm những cơ hội phát triển du lịch.
Liên hiệp Cần Thơ, Viện FNF và Đại học Cần Thơ ký kết ghi nhớ hợp tác Ngày 10/3, tại TP Cần Thơ, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Cần Thơ (Liên hiệp Cần Thơ), Viện Friedrich Naumann Foundation (FNF) tại Việt Nam và Trường Đại học Cần Thơ đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác. |
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, tặng quà, chúc Tết nhân dân, cán bộ, chiến sĩ TP Cần Thơ Sáng 23/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, tặng quà, chúc Tết cán bộ, nhân dân, các lực lượng vũ trang trên địa bàn thành phố Cần Thơ. |
Tỉnh Bạc Liêu đạt nhiều đột phá trong cải cách hành chính Cải cách công vụ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để đột phá trong cải cách hành chính (CCHC). Tỉnh Bạc Liêu cũng là một trong những địa phương thực hiện tốt nhiệm vụ này. |