Lương tri réo gọi
Tác giả Phillip Abresch (Đức) và nhân vật của phóng sự chất độc da cam Việt Nam - cậu bé Long Thành 15 tuổi. Ảnh: www.daserste.de |
Tuyên bố viết: "Là những người đại diện cho nhiều thành viên trong số hơn 500 tổ chức phi chính phủ quốc tế có mặt tại các vùng miền của Việt Nam, chúng tôi luôn cố gắng giúp Việt Nam khắc phục hậu quả nghèo đói và chiến tranh qua nhiều hình thức trợ giúp phát triển… Hơn 40 năm sau kể từ ngày chất diệt cỏ được sử dụng lần đầu tiên ở Việt Nam, hàng nghìn và có thể là hàng triệu người vẫn còn bị ảnh hưởng bởi dư chất độc trong cơ thể họ và môi trường xung quanh nơi họ sống.
Các tổ chức phi chính phủ của chúng tôi đã thể hiện sự giúp đỡ bằng nhiều cách khác nhau. Một số hỗ trợ trực tiếp cho những người bị tàn tật. Số khác lại tìm cách cải thiện môi trường đã bị tàn phá bởi chiến tranh. Trong khi đó, những tổ chức khác lại phổ biến ra quốc tế (tình hình thực tế ở Việt Nam) thông qua các chương trình giáo dục và giao lưu. Tất cả chúng tôi đều có chung mục đích là hướng tới những người nghèo và thiệt thòi ở Việt Nam. Trong đó có những nạn nhân của chất độc da cam, cho rằng việc đó sẽ có vai trò quan trọng tới sự phát triển ở đất nước này”.
Đúng như tuyên bố đó, hàng chục tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã phối hợp với PACCOM (thuộc VUFO) để hỗ trợ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam.
Một cuộc tuần hành của cựu binh Mỹ yêu cầu bồi thường cho nạn nhân chất độc da cam Mỹ và Việt Nam. Ảnh: Veterans for Peace |
Theo kết quả báo cáo trong hội thảo “Khắc phục hậu quả chiến tranh: Chặng đường hòa giải và hợp tác tương lai giữa Việt Nam và Hoa Kỳ” tại thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ ngày 26/3/2019: Sau hơn 30 năm hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh Việt Nam, 40 ha “đất vàng” ở khu vực sân bay Đà Nẵng đã được tẩy sạch ô nhiễm da cam để trao trả lại thành phố Đà Nẵng sử dụng cho các dự án kinh tế xã hội; hàng chục ngàn em nhỏ đã được tiếp cận với y học, nhiều trung tâm được hỗ trợ máy móc phục vụ nạn nhân chất độc da cam…
Đặc biệt, các thành viên của VUFO là các Liên hiệp địa phương, tổ chức đa phương… đã có hàng trăm hoạt động, sáng kiến như: “Đêm nhạc hữu nghị Việt - Nhật”; Giải marathon TP.HCM 2019, đi bộ gây quỹ… để giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam.
Không chỉ vận động, hỗ trợ các tổ chức PCPNN giúp đỡ nạn nhân da cam, VUFO và các Hội Hữu nghị khu vực Châu Mỹ cũng tiếp tục sứ mệnh này. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), VUFO cũng đã triển khai công tác vận động NVNONN lồng ghép trong các hoạt động giao lưu hữu nghị, hợp tác trên các lĩnh vực hỗ trợ nhân đạo, khắc phục hậu quả chiến tranh và hậu quả thiên tai, ủng hộ nạn nhân chất độc da cam với mong muốn xoa dịu nỗi đau này.
Theo Văn phòng Môi trường và Phát triển xã hội, tới đây, Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về mọi mặt để dự án hỗ trợ 50 triệu USD cho nạn nhân da cam Việt Nam tại 7 tỉnh, thành bị phun rải chất độc da cam thành công. Việt Nam hiện có khoảng 8 triệu người khuyết tật (chiếm gần 8% dân số). Riêng tại 7 tỉnh, thành phố triển khai dự án trong chiến tranh bị phun rải chất độc da cam rất nặng nề, có hơn 163.000 người bị khuyết tật nặng và đặc biệt nặng. |