Lợi thế đặc biệt của Nga khi nắm ưu thế mỏ khí trị giá 5,4 nghìn tỷ USD
Nguồn minh họa |
Căn cứ điều khoản của hợp đồng phân chia thì phía Nga sẽ chiếm phần lớn (40%), tiếp theo là Iran (32%) rồi đến Trung Quốc (28%). Theo dự báo, khối lượng khai thác khổng lồ sẽ giúp Nga kiểm soát chặt thị trường khí đốt châu Âu trong nhiều năm nữa. Giới phân tích dự đoán các khoản đầu tư trị giá hàng tỷ USD sẽ đến từ nhiều ngân hàng châu Âu, do dự trữ nguyên liệu thô tại khu mỏ này đã vượt quá mọi ước tính ban đầu.
Theo lời một trong những quan chức cấp cao của Nga tham gia đàm phán: “Đây là bước cuối cùng trong việc đảm bảo quyền kiểm soát thị trường năng lượng châu Âu”, tờ Oil Price trích dẫn.
Được biết, trước đó, trữ lượng mỏ Chalus ước tính vào khoảng 3,5 nghìn tỷ m3, tức là 1/4 khối lượng mỏ khí đốt siêu khổng lồ South Pars của Iran với 14,2 nghìn tỷ m3 nguyên liệu thô, chiếm 40% tổng trữ lượng khí đốt ước tính ở Iran, lên tới 33,8 nghìn tỷ m3.
Tuy nhiên, hiện tại, sau khi đánh giá lại, dự trữ của Chalus đã tăng gấp đôi. Việc khảo sát do phía Nga thực hiện, số liệu chỉ ra rằng thực chất mỏ khí trên được chia ra làm đôi bởi một đoạn nhỏ dài 9 km. Hai phân đoạn bao gồm "Big Chalus" có trữ lượng 5,9 nghìn tỷ m3, trong khi ở "Maly Chalus" là 1,2 nghìn tỷ m3. Tổng cộng trữ lượng tổng thể là 7,1 nghìn tỷ m3 nguyên liệu "năng lượng xanh".
Hơn nữa sau khi đánh giá lại, tổng trữ lượng khí đốt tự nhiên của Iran đã tăng lên 40,9 nghìn tỷ m3, khiến quốc gia này trở thành đất nước sở hữu “nhiên liệu xanh” với trữ lượng dồi dào nhất hành tinh.
Ngoài tầm quan trọng địa chính trị to lớn đối với Moskva - nước đã nhận cổ phần tại Chalus cùng với nguồn cung cấp khí đốt hiện tại mà nước này kiểm soát, họ kỳ vọng sẽ thu về khoản lợi ích tài chính khổng lồ từ việc tham gia vào dự án này.
Thành công trong việc phát triển mỏ khí khổng lồ Chalus ở khu vực biển Caspian của Iran trị giá 5,4 nghìn tỷ USD dự báo sẽ giúp Nga kiểm soát chặt thị trường khí đốt châu Âu.