Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Romesh Chandra: Người bạn vĩ đại của Việt Nam và phong trào hòa bình thế giới
Toàn cảnh buổi kỷ niệm |
Chiều 14/8/2019, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Ủy ban Hòa bình Việt Nam, Tổ chức Hòa bình và Đoàn kết toàn Ấn Độ (AIPSO) phối hợp tổ chức Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Cố Chủ tịch danh dự Hội đồng hòa bình thế giới Romesh Chandra (1919-2019).
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Huỳnh, Phó Chủ tịch Ủy ban Hòa bình Việt Nam xúc động khi nhớ lại Lễ tưởng niệm ông Romesh Chandra, Chủ tịch danh dự của Hội đồng Hòa bình thế giới đã qua đời, thọ 97 tuổi vào một chiều ngày hè tháng 7/2016, tại tòa nhà Hữu nghị của cơ quan Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam.
“Tin ông mất tại một bệnh viện tại thành phố Mumbai, Ấn Độ đã lan ra rất nhanh ở Ấn Độ và thế giới bởi ông là một trong những chiến sĩ hòa bình quốc tế rất nổi tiếng, một người bạn vĩ đại của tình hữu nghị và đoàn kết với nhân dân yên chuộng hòa bình trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng trong nửa sau thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21. Cả cuộc đời của ông dành cho hòa bình sẽ sống mãi với chúng ta”, ông Huỳnh chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Huỳnh, Phó Chủ tịch Uỷ ban Hòa bình Việt Nam |
Là nhà hoạt động và lãnh tụ của Phong trào hòa bình và đoàn kết Ấn Độ, Romesh Chandra là Tổng thư ký Hội đồng Hòa bình Ấn Độ từ năm 1952-1963, sau này đổi tên thành Tổ chức hoà bình và đoàn kết toàn Ấn. Năm 1963, Romesh Chandra tham gia Hội đồng hòa bình thế giới. Từ năm 1966, ông trở thành Tổng thư ký, đến năm 1977 là Chủ tịch tổ chức này tới năm 1995 thì được bầu là Chủ tịch danh dự đến lúc mất.
Vào những năm 60 và 70 của thế kỷ 20, những hoạt động của Romesh Chandra trong HĐHBTG đã đưa tổ chức này trở thành nòng cột trong phong trào nhân dân thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam và nhiều nước, ngăn chận một cuộc chạy đua vũ trang nhất là cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân. Có thể nói ông đã có nhiều đóng góp vào việc hình thành phong trào thế giới nhằm đoàn kết và ủng hộ Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc và hình thành thế hệ Việt Nam trên thế giới lúc đó.
Có thể nói hơn 60 năm hoạt động và cống hiến cho Phong trào hòa bình đoàn kết tại Ấn Độ và Phong trào hòa bình thế giới, Romesh Chandra đã trở thành nhà hoạt động hoà bình nổi tiếng của nửa sau thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21. Ông đã đặt chân đến phần lớn các nước trên thế giới, thu hút hàng triệu triệu người trên thế giới tham gia vào cuộc đấu tranh vì hoà bình công lý và đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới vì hòa bình, công bằng, độc lập thoát khỏi ách thống trị và khai phá.
Đối với Việt nam, khi còn là lãnh đạo Tổ chức hoà bình và đoàn kết toàn Ấn cũng như khi là lãnh đạo HĐHBTG, ông luôn đi tiên phong trong phong trào đòi hoà bình công lý và đoàn kết hữu nghị với Việt nam. Đã rất nhiều lần thăm Việt Nam và nhiều lần trong các diễn đàn hoà bình đoàn kết trên thế giới, ông đã nói về Việt Nam và cuộc đấu tranh của Việt Nam vì độc lập dân tộc. Ông luôn bày tỏ tình yêu, lòng kính trọng và mến mộ đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông coi Việt Nam là một phần trong ông.
Chân dung Cố chủ tịch danh dự HĐHBTG Romesh Chandra |
Năm 2000, trong chuyến thăm dự kỷ niệm 25 năm ngày thống nhất đất nước và kỷ niệm 90 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, chuyến thăm Việt Nam cuối cùng của ông, Romesh Chandra đã nói: "Việt Nam đang cùng chúng ta hôm nay và sẽ cùng chúng ta ngày mai.Tôi chỉ muốn nói rằng, chúng ta là bạn của Việt Nam. Vào thời điểm vinh dự này cho phép tôi nói về Chủ tịch Hồ Chí Minh: Người là Việt Nam, là người giải phóng cho Việt Nam, nhưng Người còn vĩ đại hơn thế. Người không chỉ dành riêng cho châu Á mà cho toàn thế giới. Hồ Chí Minh - con người của hoà bình".
Tại buổi lễ, thay mặt AIPSO, ông Pallab Sengupta, Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Ấn Độ, Tổng thư kí AIPSO đã bày tỏ xúc động và gửi lời cảm ơn đến Hội đồng Hòa bình Việt Nam và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đã tổ chức cuộc họp tưởng niệm nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Romesh Chandra.
“Việt Nam là quê hương thứ hai của ông Romesh. Ông có niềm tin rất lớn đối với người dân Việt Nam và luôn coi trọng mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Ấn Độ cũng như đóng góp to lớn cho mối quan hệ ấy”, ông Pallab nhấn mạnh.
Ông Pallab cho rằng, cách tốt nhất để bày tỏ tôn trọng Romesh Chandra là tăng cường sự nỗ lực đấu tranh vì hòa bình, công bằng xã hội và vì một trật tự quốc tế công bằng. Đồng thời luôn thúc đẩy tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ ngày càng sâu sắc hơn.
Romesh Chandra sinh ngày 30/3/1919 tại Lyallpur, Ấn Độ. Ông tốt nghiệp đại học Lahore và Cambridge. Ngay từ thời sinh viên, ông đã tham gia phong trào sinh viên đòi độc lập cho Ấn Độ và là Chủ tịch Hội Sinh viên Lahore từ năm 1934 đến 1941. Năm 1939, ông trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Ấn Độ và được bầu vào Trung ương Đảng năm 1952 và năm 1958 được bầu là Ủy viên Bộ Chính trị sau đó là Uỷ viên Bộ chính trị, Ủy viên Ban Bí thư từ năm 1963 đến 1966. Ông là một trong những nhà báo xuất sắc với cương vị Tổng biên tập tuần báo " Thời đại mới", cơ quan ngôn luận của ĐCS Ấn Độ từ 1963 đến 1966.
Các đại biểu chụp ảnh kỷ niệm |
Ông được nhân dân yêu chuộng hoà bình công lý trên thế giới mến mộ. Romesh Chandra đã nhận được rất nhiều phần thưởng cao quý: Huy chương vàng Joliot Curie năm 1964, Giải thưởng hòa bình Lê nin 1968, Huy chương hữu nghị của Liên Xô và của nhiều nước XHCN Đông Âu, của nhiều nước thế giới thứ 3 và Huân chương hữu nghị của Việt Nam.
Romesh Chandra sinh ngày 30/3/1919 tại Lyallpur, Ấn Độ. Ông tốt nghiệp đại học Lahore và Cambridge. Ngay từ thời sinh viên, ông đã tham gia phong trào sinh viên đòi độc lập cho Ấn Độ và là Chủ tịch Hội Sinh viên Lahore từ năm 1934 đến 1941. Năm 1939, ông trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Ấn Độ và được bầu vào Trung ương Đảng năm 1952 và năm 1958 được bầu là Ủy viên Bộ Chính trị sau đó là Uỷ viên Bộ chính trị, Ủy viên Ban Bí thư từ năm 1963 đến 1966. Ông là một trong những nhà báo xuất sắc với cương vị Tổng biên tập tuần báo " Thời đại mới", cơ quan ngôn luận của ĐCS Ấn Độ từ 1963 đến 1966. Ông được nhân dân yêu chuộng hoà bình công lý trên thế giới mến mộ. Romesh Chandra đã nhận được rất nhiều phần thưởng cao quý: Huy chương vàng Joliot Curie năm 1964, Giải thưởng hòa bình Lê nin 1968, Huy chương hữu nghị của Liên Xô và của nhiều nước XHCN Đông Âu, của nhiều nước thế giới thứ 3 và Huân chương hữu nghị của Việt Nam. |
Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Ấn Độ: cơ hội tìm hiểu, giao lưu văn hóa hai nước Trải qua 12 năm với 10 kỳ Liên hoan được tổ chức tại các địa phương khác nhau ở mỗi nước, Liên hoan hữu nghị ... |
Khai mạc Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Ấn Độ lần thứ 10 Chiều 13/8, Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Ấn Độ lần thứ 10 đã khai mạc tại tỉnh Ninh Bình. |
Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Ấn Độ: 12 năm đoàn kết, ủng hộ lẫn nhau Phó Chủ tịch nước nhận xét, Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Ấn Độ góp phần tích cực vào việc tăng cường sự ... |