Doanh nghiệp FDI tại TP.HCM cần thêm cơ chế để trở lại sản xuất sau dịch COVID-19
Đông Phong 25/10/2021 11:16 | Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, thương mại được ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM ban hành ngày 20/10.
Cụ thể, nguyên tắc hoạt động của các đơn vị nêu trên là phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch theo quy định và xem đây là yếu tố quan trọng hàng đầu. Đơn vị chỉ được sản xuất, kinh doanh khi đáp ứng các Bộ tiêu chí về hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19.
Cùng với đó, trong quá trình hoạt động, các đơn vị thường xuyên rà soát, đánh giá các tiêu chí theo Bộ tiêu chí; trường hợp có tiêu chí không đạt thì tạm dừng hoạt động (đối với từng bộ phận, phân xưởng, dây chuyền, khu vực, ngành hàng, cụm, điểm văn phòng,...) để khắc phục và được hoạt động trở lại khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định.
Nhận định về vấn đề này, nhiều doanh nghiệp FDI cho đó là điều cần thiết để đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng một số quy định quá cứng nhắc, riêng các tiêu chí về mô hình sản xuất “3 tại chỗ”, thẻ xanh vaccine", kiểm soát nơi lưu trú của người lao động, quy định về mật độ/khoảng cách làm việc… được cho là khó thực hiện và đang gây trở ngại cho doanh nghiệp.
![]() |
Nhiều doanh nghiệp FDI găp trở ngại khi quay lại hoạt động - Ảnh minh họa |
Thực tế khảo sát cho thấy, chỉ có 42,1% doanh nghiệp đánh giá tính khả thi của Bộ tiêu chí này, trong đó bao gồm cả các doanh nghiệp FDI.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Trung, đai diện cho một doanh nghiệp FDI ở Khu công nghệ cao (TP.Thủ Đức, TP.HCM) cho biết, hầu hết các doanh nghiệp chỉ đáp ứng được 50% các tiêu chí trong Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố.
Theo ông Trung, doanh nghiệp đã chủ động lên kế hoạch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, triển khai mã QR để quản lý việc di chuyển của người lao động... trước khi thành phố áp dụng đồng bộ các quy định này. Khi dịch bệnh bùng phát, doanh nghiệp cũng nhiều lần đưa ra các phản ánh, kiến nghị về tình hình phòng, chống dịch tới cơ quan chức năng nhưng không được thực hiện do vướng chính sách. Do đó, doanh nghiệp mong muốn được trao quyền chủ động trong công tác phòng chống dịch.
Ông Nguyễn Văn Trung cho biết: “Đối với doanh nghiệp, an toàn lao động đặt trên hết nên doanh nghiệp rất sẵn sàng, chủ động trong công tác phòng chống dịch. Chúng tôi đã có rất nhiều cuộc họp với các ban ngành của khu công nghệ cao, ban quản lý khu chế xuất… và doanh nghiệp lúc nào cũng đề xuất hãy để cho họ tự kiểm soát”.
![]() |
Doanh nghiệp mong muốn được trao quyền chủ động trong công tác phòng chống dịch. |
Ông Nguyễn Văn Thứ, Tổng Giám đốc Công ty G.C Food cho rằng, nhiều địa phương cần thay đổi quan điểm là doanh nghiệp có nhân viên F0 sẽ thành nguồn lây lan dịch bệnh, cần có quy định cụ thể khi có F0 thì phải làm sao chứ không thể đóng cửa sản xuất. Cả nước đã chia mức độ an toàn thành các vùng xanh, vàng, cam và đỏ thì cũng cần phải quy định rõ ràng các hoạt động được trở lại theo từng vùng, tránh tình trạng những doanh nghiệp có cơ sở sản xuất tại nhiều địa phương không theo kịp các văn bản quy định về phòng, chống dịch.
Ông Thứ đề xuất cần ban hành Bộ tiêu chí nhất quán từ trung ương đến địa phương để doanh nghiệp yên tâm sản xuất và đáp ứng tiêu chí phòng dịch: “Hiện nay, mở cửa ‘3 tại chỗ’ cũng còn rủi ro mà ‘2 địa điểm 1 cung đường’ cũng sợ, bởi nguy cơ nhân viên mắc COVID-19 rất cao. Để chủ doanh nghiệp yên tâm trong mở cửa sản xuất thì hành lang pháp lý rõ ràng, không thể để doanh nghiệp hiểu sao cũng được”.
Đại diện một số doanh nghiệp FDI khác tại TP.HCM cho hay, họ cũng đang gặp rất nhiều khó khăn về lao động, chuỗi cung ứng nguyên liệu,…
Theo nhiều doanh nghiệp FDI, vấn đề nan giải nhất hiện nay là chi phí sản xuất tăng do phải áp dụng các biện pháp phòng chống dịch, trở ngại trong vận chuyển hàng hóa liên tỉnh và thiếu hụt nguồn lao động. Do đó, các đơn vị này mong muốn chính quyền thành phố đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ hơn trong việc tái khởi động sản xuất.



Tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh do dịch COVID-19:
Đáng chú ý
Phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh tại Hội nghị tương lai châu Á lần thứ 27

Bài viết mới
Hội doanh nghiệp Việt Nam lâm thời tại Trung Quốc chung tay đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Việt Nam luôn tạo điều kiện hỗ trợ thương lái Trung Quốc sang thu mua vải thiều

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.