Hạnh phúc giản đơn là được bên các con lâu hơn
Tòa án Evry đã không bảo vệ công dân Pháp khi bác vụ kiện đòi công lý cho nạn nhân da cam Đây là ý kiến đáng chú ý của Luật sư Quách Thành Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Trưởng ban Kiểm tra, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sau khi Tòa Đại hình Evry của Pháp quyết định không thụ lý các yêu cầu của bà Trần Tố Nga về vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ đòi công lý cho các nạn nhân da cam. |
Tôi vẫn tin công lý sẽ đến với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam Đây là nhận định của ông Hoàng Công Thuý, Nguyên Tổng thư kí Hội Việt -Mỹ. Ông từng là Phó trưởng Đoàn nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã sang Mỹ tham dự phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm New York năm 2007. |
Ông Hoàng Công Uẩn (xóm 1, thôn Tổ Cầu, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Tây Nguyên. Vợ ông Uẩn là bà Phạm Thị Lê cũng từng là nữ thanh niên xung phong tại chiến trường Tây Nguyên trong khoảng 3 năm.
Hai con người đã dành cả tuổi trẻ để bảo vệ đất nước, bước ra từ chiến trường bom đạn, họ đã đem lòng yêu mến nhau và trở thành vợ chồng. Kết quả của tình yêu ấy là ba người con gái lần lượt ra đời.
Hai người con của ông là Hoàng Thị Vân (sinh năm 1986) và Hoàng Thị Nhung (sinh năm 1992) từ lúc sinh ra quấy khóc ngày đêm và đau ốm. Nhưng ban đầu, gia đình không biết những ảnh hưởng sức khỏe này là do chất độc da cam gây nên. Hơn 30 năm qua, hai con gái của vợ chồng ông bị mắc hàng loạt các biến chứng như bại não, thiểu năng trí tuệ, động kinh, chân tay co quắp và không thể nói được.
Chị Hoàng Thị Vân và Hoàng Thị Nhung bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng từ chất độc da cam. |
Mãi đến năm 1999, được sự giúp đỡ của một cựu chiến binh khác hai vợ chồng ông Uẩn mới được giám định phơi nhiễm chất độc da cam. Gia đình được nhận những khoản hỗ trợ đầu tiên với 48.000 đồng/tháng. Tuy nhiên do điều kiện lúc bấy giờ không xác định và lưu hồ sơ về mức độ thương tật và ảnh hưởng do chất độc da cam là bao nhiêu phần trăm nên việc nhận hỗ trợ cũng chưa đúng mức.
Hai con gái bệnh nặng, đau ốm liên miên, mọi việc sinh hoạt cá nhân đều phụ thuộc vào hai vợ chồng già yếu. Những cô gái đã trên dưới 30 tuổi vẫn phải dùng bỉm hầu như quanh năm, không thể tự xúc cơm ăn hay thậm chí còn phải nhai thức ăn mớm từng bữa. Thi thoảng, những cơm động kinh tái phát khiến hai cô gái đập phá, tự hành hạ bản thân mình đến sinh tật ở tay hay ngất đi tím tái.
Trong 10 năm (1961 -1971), quân đội Mỹ đã tiến hành 19.905 vụ phun rải với 80 triệu lít chất độc hóa học, trong đó 61% chất da cam, chứa 366 kg dioxin xuống 26.000 thôn, bản, với diện tích hơn 3 triệu ha, bằng gần 1/4 tổng diện tích miền Nam Việt Nam. Đã có hơn 4 triệu người bị phơi nhiễm Dioxin, trong đó gần 3 triệu người bị nhiễm Dioxin ở Việt Nam. Hàng trăm nghìn nạn nhân đã chết, hàng trăm nghìn người đang vật lộn với bệnh tật hiểm nghèo. |
"Đi ra viện hai bạn không nói được, không miêu tả được tình trạng của bản thân nên bác sĩ cũng khó thăm khám, chữa trị. Ở nhà hai vợ chồng già cũng tự chữa theo quán tính, cũng không biết con đau ở đâu. Nhiều khi đau chỗ này lại chữa chỗ kia. Đau bụng lại tưởng đau răng nên có lần vì con quấy khóc quá đã đi nhổ răng", Bà Lê nghẹn ngào chia sẻ.
Bệnh tật không chỉ hành hạ các con, mà cả hai vợ chồng cũng đều bị nhiều vấn đề sức khỏe. Bà Lê bị sỏi mật, viêm túi mật phải phẫu thuật cắt mật năm ngoái. Hiện nay bà bị rối loạn nhịp tim dẫn đến sinh hoạt và chăm sóc hai con khó khăn hơn. Ông Uẩn cũng thường xuyên bị các cơn đau đầu hành hạ, bị xoang, sỏi thận và dị ứng. Năm 2000, ông Uẩn không may bị tai nạn dẫn đến gãy xương đùi và 7 xương sườn nên cuộc sống gia đình càng khó khăn, vất vả.
Hoàn cảnh khó khăn là thế, nhưng ông Uẩn và vợ luôn lạc quan, vui vẻ. Hai vợ chồng ông luôn chăm chỉ làm lụng. Mấy năm trước được địa phương hỗ trợ một con bò giống, ông Uẩn cố gắng chăn nuôi, làm ruộng nhưng vì thời gian chăm sóc hai con đã chiếm phần lớn trong ngày nên ông phải bán đi. Bà Lê cũng tranh thủ buôn bán mớ rau ở chợ để trang trải cuộc sống.
Vợ chồng ông Uẩn và hai con gái vẫn đang hàng ngày chiến đấu với bệnh tật. |
Con gái đầu (sinh năm 1983) may mắn không bị ảnh hưởng sức khỏe do chất độc da cam, hiện tại đã có gia đình riêng với hai cháu đều mạnh khỏe. Đây là niềm an ủi duy nhất của hai vợ chồng. Tuy vậy, cuộc sống của một công nhân với đồng lương ít ỏi, mỗi tháng chị chỉ giúp đỡ bố mẹ và hai em được vài trăm nghìn.
Cả nhà bốn người phụ thuộc phần lớn vào số tiền trợ cấp 2 triệu đồng của ông Uẩn và 1,5 triệu của hai con gái. Gia đình ông được họ hàng gom góp, xây dựng căn nhà tạm ổn để duy trì cuộc sống. Gia đình vẫn luôn mong mỏi được xem xét, giám định lại phần trăm thương tật để các con được hưởng những khoản trợ cấp bớt thiệt thòi hơn.
“Hai con tôi là con gái nên chăm sóc cũng bất tiện hơn và vất vả hơn. Không ai có thể thay thế vợ chồng tôi để chăm sóc hai con. Mong muốn lớn nhất của tôi chỉ cần có sức khỏe. Hai vợ chồng tôi đã già yếu rồi, chỉ mong ở bên các con được lâu hơn”, ông Uẩn chia sẻ.
Chất độc da cam/dioxin (CĐDC) có thể gây tổn thương đa dạng và phức tạp trên tất cả các bộ máy sinh lý của cơ thể, gây ung thư da, gan, tuyến giáp, đái tháo đường, nội tiết, thần kinh... Tác động quan trọng trong gây đột biển gen và nhiễm sắc thể, từ đó gây nên các dị tật bẩm sinh, các tai biến sinh sản. Các bệnh phổ biến ở con, cháu nạn nhân CĐDC là dị dạng, dị tật hoặc tâm thần phân liệt… Nó đã làm cho nhiều cặp vợ chồng không được làm cha, làm mẹ và ngược lại có hàng triệu cặp vợ chồng sinh con đều bị tật nguyền, vô thức hoặc chết dần, chết mòn. |
Những tội ác chiến tranh như chất độc da cam sẽ không bao giờ che giấu được Quỹ Hòa bình Hàn-Việt thuộc Ủy ban Nhân quyền quốc gia Hàn Quốc (NHRCK) khẳng định ủng hộ bà Trần Tố Nga và các nạn nhân của chất độc da cam khởi kiện hàng loạt công ty hoá chất Mỹ đã cung cấp chất độc da cam cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. |
Liên minh Cựu chiến binh toàn Ukraine ra tuyên bố ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam Liên minh Cựu chiến binh toàn Ukraine tuyên bố tình đoàn kết sâu sắc với bà Trần Tố Nga cùng tất cả các nạn nhân da cam Việt Nam trong cuộc chiến pháp lý đối với 14 tập đoàn hóa chất đa quốc gia. |