Cần nhiều hơn sự đồng cảm với các nạn nhân da cam
Tòa án Evry đã không bảo vệ công dân Pháp khi bác vụ kiện đòi công lý cho nạn nhân da cam Đây là ý kiến đáng chú ý của Luật sư Quách Thành Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Trưởng ban Kiểm tra, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sau khi Tòa Đại hình Evry của Pháp quyết định không thụ lý các yêu cầu của bà Trần Tố Nga về vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ đòi công lý cho các nạn nhân da cam. |
Tôi vẫn tin công lý sẽ đến với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam Đây là nhận định của ông Hoàng Công Thuý, Nguyên Tổng thư kí Hội Việt -Mỹ. Ông từng là Phó trưởng Đoàn nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã sang Mỹ tham dự phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm New York năm 2007. |
Nhạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng, sinh năm 1979 là người bị ảnh hưởng do chất độc da cam khiến anh mất đi hoàn toàn thị lực. Trong kháng chiến chống Mỹ ở chiến trường miền Nam, bố nhạc sĩ Tùng – ông Nguyễn Thanh Sơn đã bị nhiễm chất da cam khiến cả hai người con đều bị các vấn đề về sức khỏe. Con gái Nguyễn Thị Phương Thúy của ông Sơn mắc hàng loạt các vấn đề như câm điếc, khiếm thị, động kinh và thiểu năng trí tuệ. Ông Sơn giải thích, Phương Thuý là tên một cái ngầm vượt sông ở Quảng Trị thời ông tham gia kháng chiến năm 1972. Cái tên ý nghĩa hơn vì cũng là tên một nữ liệt sĩ.
Từ khi còn nhỏ, anh Tùng đã rất yêu âm nhạc nhưng sinh ra trong một gia đình ông nội và bố đều là cựu chiến binh, gia đình cũng không ai theo nghệ thuật nên con đường trở thành nhạc sĩ của anh trải qua nhiều gian nan.
Từ năm 4 tuổi, anh Tùng nghe được âm thanh của đàn bầu trên Đài Tiếng nói Việt Nam đã thấy rất yêu thích nhưng chưa nhận biết được về âm nhạc. Thấy vậy, ông nội anh đã tự tay làm cho anh một chiếc đàn bầu chỉ bằng các vật dụng có trong nhà như vỏ hộp sữa, thanh tre, dây phanh xe đạp để làm đồ chơi. Từ chiếc đàn bầu đồ chơi ấy, anh Tùng đã mày mò, chơi được những nét nhạc đầu tiên và những bài hát thiếu nhi đơn giản. Năm 7 tuổi, anh tham gia cuộc thi do Cung Thiếu nhi Hà Nội tổ chức dành cho các bé có năng khiếu nghệ thuật và đạt giải đặc biệt. Từ đó, bên cạnh học tập, anh cũng tham gia các hoạt động tại Cung Thiếu nhi Hà Nội.
Anh Tùng chia sẻ: “Chính từ cuộc thi đã tạo cho tôi niềm tin vào nghệ thuật. Những bước đi đầu tiên ấy có lẽ đã tạo bước chuyển về tư duy của người xung quanh mình. Bố mẹ thì rất yêu thương mình nhưng phải qua thực tế, từ những việc mình làm được, các thành viên trong gia đình của mình mới biết và tin tưởng rằng cậu bé này hoàn toàn có thể tiếp thu được tất cả những kiến thức nghệ thuật”.
Sau này, anh Nguyễn Thanh Tùng thi đỗ vào Học viện Âm nhạc Việt Nam và theo học khoa âm nhạc truyền thống chuyên nghành đàn bầu và khoa lý luận sáng tác chỉ huy chuyên nghành sáng tác. Anh đã từng đem âm nhạc Việt Nam, văn hóa truyền thống Việt Nam theo cùng các buổi biểu diễn để giao lưu với bạn bè quốc tế như Hàn Quốc, Pháp, Thụy Sĩ, Đức,… Hiện tại nhạc sĩ Thanh Tùng vẫn tham gia biểu diễn trong nước với mục đích thiện nguyện và sáng tác nhạc.
Nhạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng trong một buổi biểu diễn giao lưu tại Hàn Quốc. |
“Thời gian trước, một sinh viên khiếm khuyết sẽ phải trải qua nhiều khó khăn, không phải chỉ bởi điều kiện học tập mà còn ở định kiến của mọi người xung quanh. Thời gian đầu, nhiều thầy cô, bạn bè cũng còn dè dặt. Nhưng sau này, sự dè dặt ấy bớt dần đi và từ thương cảm đã trở thành đồng cảm. Đây là một động lực rất lớn để thúc đẩy khát vọng của tôi. Sau này đứng trên các sân khấu quốc tế, tôi có thể tự tin giới thiệu rằng mình là một nghệ sĩ đến từ Việt Nam”.
Anh Thanh Tùng luôn mày mò, học hỏi, đặc biệt nhờ sự phát triển của công nghệ, dựa vào các phần mềm đọc văn bản trên điện thoại, máy tính anh học được cách gửi tin nhắn, email để liên lạc với mọi người hay thậm chí là soạn nhạc, đọc sách. Anh cũng thường xuyên cập nhật hình ảnh, âm nhạc của mình trên mạng xã hội để lan tỏa đến bạn bè, khán giả.
Góc sáng tác tại nhà riêng của nhạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng. |
Đây là cách anh rút ngắn khoảng cách với mọi người, hòa nhập với dòng chảy cuộc sống hiện đại. Mong muốn của người nghệ sĩ đơn giản chỉ là có thể chủ động, không phải phụ thuộc trong công việc của mình. “Những người khiếm khuyết chỉ là họ không được ưu ái về sức khỏe nhưng họ vẫn có thể đóng góp được ở nhiều lĩnh vực như hội họa, dịch thuật, thiết kế...Cộng đồng dần sẽ có nhận thức đầy đủ hơn, những định kiến sẽ xóa mờ và chỉ còn lại tình cảm ấm áp, sự ghi nhận những thành quả lao động của các nạn nhân da cam. Chỉ khi nào nhận được những thành quả và sự công nhận từ chính năng lực của mình thì tôi mới cảm thấy hạnh phúc trọn vẹn”.
Nhạc sĩ Thanh Tùng cho rằng, tinh thần lạc quan là điều giúp anh bước qua tất cả những khó khăn. Vì vậy anh dùng chính tình yêu âm nhạc và tinh thần lạc quan, cũng như niềm tin từ mọi người truyền cho mình để truyền lại niềm tin sống tích cực ấy đến cho các em, các nạn nhân da cam, các thính giả của mình. Niềm hạnh phúc nhất là sau tất cả mọi khó khăn, anh vẫn tiếp tục bước tiếp đi con đường nghệ thuật và có được những tình cảm quý mến của khán giả.
Những tội ác chiến tranh như chất độc da cam sẽ không bao giờ che giấu được Quỹ Hòa bình Hàn-Việt thuộc Ủy ban Nhân quyền quốc gia Hàn Quốc (NHRCK) khẳng định ủng hộ bà Trần Tố Nga và các nạn nhân của chất độc da cam khởi kiện hàng loạt công ty hoá chất Mỹ đã cung cấp chất độc da cam cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. |
Liên minh Cựu chiến binh toàn Ukraine ra tuyên bố ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam Việt Nam Liên minh Cựu chiến binh toàn Ukraine tuyên bố tình đoàn kết sâu sắc với bà Trần Tố Nga cùng tất cả các nạn nhân da cam Việt Nam trong cuộc chiến pháp lý đối với 14 tập đoàn hóa chất đa quốc gia. |