Tòa án Evry đã không bảo vệ công dân Pháp khi bác vụ kiện đòi công lý cho nạn nhân da cam
Tôi vẫn tin công lý sẽ đến với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam Đây là nhận định của ông Hoàng Công Thuý, Nguyên Tổng thư kí Hội Việt -Mỹ. Ông từng là Phó trưởng Đoàn nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã sang Mỹ tham dự phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm New York năm 2007. |
Những tội ác chiến tranh như chất độc da cam sẽ không bao giờ che giấu được Quỹ Hòa bình Hàn-Việt thuộc Ủy ban Nhân quyền quốc gia Hàn Quốc (NHRCK) khẳng định ủng hộ bà Trần Tố Nga và các nạn nhân của chất độc da cam khởi kiện hàng loạt công ty hoá chất Mỹ đã cung cấp chất độc da cam cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. |
- Ông có biết đến 'Hành trình đòi công lý cho nạn nhân Da cam' của bà Trần Tố Nga?
Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam luôn đồng hành và ủng hộ bà Trần Tố Nga trong quá trình kiện các công ty hóa chất của Mỹ. Bên cạnh đó tôi cũng được biết và tiếp xúc với bà Nga. Quá trình chuẩn bị khởi kiện từ năm 2009, đến khi bà Nga được tòa án Evry chấp thuận đơn kiện năm 2013 và suốt 5 năm với 19 phiên thủ tục. Trước đó văn phòng luật của ông William Bourdon đã nhiều lần trao đổi với Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, chúng tôi đã rất tin tưởng pháp luật nước Pháp, vào sự chính nghĩa của vụ kiện và năng lực của các luật sư giúp đỡ bà Nga. Vậy mà, ngày 10/5/2021 tòa Evry đưa ra phán quyết bác bỏ vụ kiện.
Luật sư Quách Thành Vinh và bà Trần Tố Nga tại Hội thảo khoa học quốc tế: " Về tác hại của chất độc da cam/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam" ngày 8-9/8/2016. |
- Là một luật sư, ông có đánh giá gì về hành động tòa án Evry?
Năm 2005, tòa án Mỹ bác bỏ đơn kiện của nhóm bảo vệ quyền lợi của nạn nhân Chất độc da cam/Dioxin là Hội Nạn nhân Chất độc da cam/dioxin Việt Nam là nhắm vào nội dung. Tòa án cho rằng phía Việt Nam chưa có đầy đủ bằng chứng khoa học chứng minh mối quan hệ giữa bệnh tật của họ với chất dioxin, không có căn cứ pháp luật quốc tế, các công ty hóa chất chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng của chính phủ Mỹ nhưng chính phủ Mỹ lại có quyền miễn tố. Lần này, rút kinh nghiệm từ vụ kiện trước, phía bà Nga, văn phòng luật sư Bourdon và Hội đã thảo luận thường xuyên, chuẩn bị rất kỹ lưỡng về mặt nội dung. Tuy nhiên, tòa án Pháp lại chuyển sang bác đơn kiện của bà Nga theo hướng mới là quy định về luật tố tụng, cho rằng một tòa án Pháp không đủ thẩm quyền để xét xử hành động của một quốc gia nước ngoài có chủ quyền trong khuôn khổ "chính sách phòng vệ" vào thời chiến.
Việc phủ định của tòa án Evry về thẩm quyền của mình lại dựa vào các căn cứ dẫn dắt từ các quyết định rất xa xôi. Tòa án này đã áp dụng một định nghĩa lỗi thời về nguyên tắc thẩm quyền thống nhất, mâu thuẫn với các nguyên tắc hiện đại của luật pháp quốc tế và quốc gia.
Bên cạnh đó, tòa án Evry cho rằng các công ty hóa chất Mỹ "có đủ cơ sở để sử dụng quyền miễn trừ" là không đúng. Chính phủ Mỹ thời đó đã không hề áp đặt phải sản xuất ra sản phẩm chứa nồng độ dioxin cao như chất độc da cam. Hơn nữa các công ty khi nhận đơn đặt hàng của Mỹ, bản thân họ là người hiểu rõ các vấn đề kỹ thuật nhất. Họ hiểu được sản phẩm của họ khi sản xuất đúng hay không đúng quy trình an toàn sẽ thế nào. Vậy mà họ vẫn cung cấp số hóa chất này cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Họ chính là tòng phạm trong tội ác này. Khi quyết định này công bố, chúng tôi cảm thấy vô cùng thất vọng về tòa án Evry. Đây là một quyết định rất vòng vo, khi một tòa án thấy rõ việc làm sai trái, vô lý và bất công nhưng vẫn đáp ứng những yêu cầu của những đối tượng này.
Việc tòa án Evry bác đơn kiện của bà Nga thể hiện rằng chính tòa án đã tự tước bỏ thẩm quyền, quyền hạn mà luật pháp Pháp cho phép thụ lý, xét xử các vụ việc công dân bị các yếu tố nước ngoài (cá nhân, thể nhân, pháp nhân) gây thiệt hại. Tòa án Evry đã không thực hiện nghĩa vụ bảo vệ công dân Pháp vì bà Trần Tố Nga là công dân Pháp.
- Ông đánh giá gì về những khó khăn của bà Trần Tố Nga trong cuộc chiến pháp lý này?
Việc phán quyết của tòa án Evry còn liên quan đến nhiều yếu tố, nhất là mối quan hệ giữa các nước bao trùm rất lớn. Vấn đề này vượt ra ngoài vụ kiện, chứ không thuần túy về mặt pháp luật.
Tòa án tại Pháp bác đơn của bà Nga gây khó khăn cho bà, nếu không thể kiện ở Pháp việc khởi kiện ở nước khác tôi nghĩ là không thể. Vì muốn kiện ở một quốc gia có luật quy định như nước Pháp hiện nay thì người khởi kiện phải là công dân của nước đó thì tòa án nước đó mới xem xét. Mặt khác, việc kiên tụng rất tốn kém, ngay cả có thể thực hiện cũng phải có tiềm lực tài chính mạnh. Cá nhân bà Nga còn rất khó khăn về điều kiện tài chính.
Tôi cũng lo lắng cho sức khỏe của bà Nga, vì đây là vụ kiện dân sự do người khởi kiện bị thiệt hại từ hành vi có lỗi, trái pháp luật của người hay tổ chức gây ra cho chính họ. Do đó, nếu người khởi kiện không có đủ sức khỏe thì không thể tiếp tục tố tụng được, vì không ai khác có thể chứng minh.
- Thời gian tới, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và cá nhân ông sẽ làm gì để ủng hộ bà Trần Tố Nga và các nạn nhân chất độc da cam?
Sau khi tòa án Evry đưa ra quyết định không thụ lý vụ án thì bà Nga và 3 luật sư của bà đã ra thông cáo báo chí về phán quyết của tòa án, đồng thời khẳng định việc kháng cáo quyết định của Tòa lên cấp Phúc thẩm. Ngày 12/5/2021, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã ra tuyên bố khẳng định hoàn toàn ủng hộ vụ kiện của bà Nga, ủng hộ quyết định kháng cáo lên cấp phúc thẩm. Đồng thời, Trung ương Hội đã có thông báo và tiếp tục kêu gọi hội nạn nhân chất độc da cam các cấp, kêu gọi các cá nhân, tổ chức trong nước, bạn bè quốc tế ủng hộ mạnh mẽ cho vụ kiện bà Nga, ủng hộ nạn nhân da cam Việt Nam, nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh đòi công lý bằng tinh thần, và nếu có thể là cả về vật chất. Cá nhân tôi cũng sẽ nỗ lực thực hiện các công việc của Hội nhằm ủng hộ hết sức cho bà Trần Tố Nga và các nạn nhân chất độc da cam.
Lãnh đạo Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tặng quà cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Lạng Sơn năm 2017. |
Nạn nhân chất độc màu da cam là những người nghèo nhất trong những người nghèo, người đau khổ nhất trong những người đau khổ. Nỗi đau của các nạn nhân da cam là nỗi đau của toàn thể nhân dân Việt Nam, nỗi đau chung của nhân loại. Chúng ta sẽ tiếp tục chờ đợi và tin tưởng vào chính nghĩa.
Xin cảm ơn ông!
Chất độc da cam có màu gì, vì sao Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam? Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, từ 1961 đến 1971, quân đội Mỹ đã rải hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ, phần lớn là chất da cam/dioxin xuống 1/4 diện tích đất tự nhiên ở miền Nam Việt Nam, gây hậu quả vô cùng nặng nề đối với con người và môi trường Việt Nam. Nhiều hệ sinh thái bị phá hủy bởi CĐDC chưa thể phục hồi, nhiều thế hệ người Việt Nam phải chịu đựng sự đau đớn về thể xác và tinh thần do bị nhiễm CĐDC. |
Infographic: Hành trình đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam của bà Trần Tố Nga Bà Trần Tố Nga, 79 tuổi, mang hai quốc tịch Pháp - Việt, chịu nhiều căn bệnh do hậu quả chất độc da cam/dioxin. Hàng chục năm qua, vượt lên nỗi đau số phận, khó khăn trong cuộc sống và muôn vàn trở ngại từ nhiều phía, bà kiên trì đòi hỏi công lý cho hàng nghìn nạn nhân chất độc da cam/dioxin. |
Công lý cho nạn nhân chất độc da cam/Dioxin Bà Trần Tố Nga, 79 tuổi, mang hai quốc tịch Pháp - Việt, chịu nhiều căn bệnh do hậu quả chất độc da cam/dioxin. Hàng chục năm qua, vượt lên nỗi đau số phận, khó khăn trong cuộc sống và muôn vàn trở ngại từ nhiều phía, bà kiên trì đòi hỏi công lý cho hàng nghìn nạn nhân chất độc da cam/dioxin. |