Trang chủ Chính trị - Xã hội Bình luận
12:09 | 19/05/2020 GMT+7

Hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông: Nguy hiểm thế nào và cảnh giác ra sao?

aa
Từ đầu năm 2020 đến nay, trong khi nhân loại đang gồng mình chống lại kẻ thù vô cùng nguy hiểm (được gọi với những tên khác nhau, như: Corona Virus, COVID-19 …) Trung Quốc vẫn tiến hành nhiều hoạt động làm cho tình hình Biển Đông thêm căng thẳng, với những diễn biến phức tạp.  
hanh dong phi phap cua trung quoc tren bien dong nguy hiem the nao va canh giac ra sao 4 chuyên gia thảo luận trực tuyến ngăn chặn hành động phi pháp trên Biển Đông
hanh dong phi phap cua trung quoc tren bien dong nguy hiem the nao va canh giac ra sao Hội hữu nghị Bỉ-Việt phản đối các hành động gây căng thẳng ở Biển Đông

Phi lý và phi pháp

Trung Quốc huy động các tàu cá, tàu dân binh vây ráp, uy hiếp quanh đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện do Philippines chiếm đóng.

Công bố hoạt động của hai trạm nghiên cứu khoa học trên đá Subi và Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa.

Tổ chức tập trận chống tàu ngầm trên Biển Đông.

Đưa số lượng lớn tàu cá và tàu hải cảnh xâm phạm vùng biển phía Bắc đảo Natuna của Indonesia.

Lớn tiếng tuyên truyền, vu khống “Tàu cá Việt Nam tăng cường xâm nhập vùng biển Trung Quốc để làm tiến hành “Biển Đông lại xảy ra xung đột, tàu cảnh sát biển Việt Nam khiêu khích tàu khu trục Trung Quốc"...

Đáng chú ý là gần đây Trung Quốc công bố quyết định thành lập các đơn vị hành chính cấp quận, huyện ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong khi cho di chuyển nhóm tàu khảo sát địa chất HD08 xuống phía Nam Biển Đông, đi vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và hiện đang quanh quẩn ở phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, Brunei, Indonessia…

Việc Trung Quốc ra quyết định thành lập các đơn vị hành chính đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam là mưu đồ họ theo đuổi từ lâu, được họ đẩy mạnh ngay sau khi dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974 và chiếm các đảo thuộc Trường Sa năm 1988.

hanh dong phi phap cua trung quoc tren bien dong nguy hiem the nao va canh giac ra sao

Ảnh chụp năm 2014 cho thấy cảnh các tàu nạo vét Trung Quốc tham gia bồi đắp bất hợp pháp Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Bắc Kinh chiếm đóng trái phép - Ảnh: CSIS/AMTI

Họ muốn hợp thức hóa những hành động vũ lực đó bằng các biện pháp hành chính, dân sự, pháp lý. Thực tế họ đã thành lập các đơn vị hành chính ở đây từ những năm 1990 của thế kỷ trước, sau khi hoàn thành chiếm đóng bằng quân sự ở hai quần đảo này. Năm 2012, Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa” để “quản lý” quần đảo Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam), Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam) và Trung Sa (bãi Macclesfield). Tháng 9/2017, họ đưa ra chiến thuật mới là “Yêu sách Tứ Sa”, đòi hỏi chủ quyền với 4 nhóm đảo gồm 3 nhóm trên và thêm Đông Sa (quần đảo Pratas hiện do Đài Loan quản lý), đòi hỏi quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế xung quanh 4 nhóm này.

Đó là một vài mốc trong chuỗi hành động của họ và mỗi lần chúng ta đều có công hàm phản đối mạnh mẽ. Lần này họ tiếp tục công bố phê duyệt thành lập đơn vị hành chính cấp quận, nâng cấp đơn vị hành chính để thay mặt nhà nước Trung Quốc “quản lý” hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc xưa nay luôn lập luận rằng họ có “chủ quyền lịch sử” đối với 2 quần đảo này. Họ dùng tất cả tài liệu lịch sử có được để nói người Trung Quốc đã phát hiện, khai phá, quản lý Hoàng Sa và Trường Sa ngay từ trước công nguyên. Nhưng thật ra họ chưa đưa được một bằng chứng pháp lý nào có liên quan đến việc nhà nước Trung Quốc trước đây đã tổ chức các đơn vị hành chính ở đây.

Các tư liệu của Trung Quốc cho đến nay cho thấy bản đồ Trung Quốc chỉ vẽ cực Nam nước này là đến phía Nam đảo Hải Nam. Trung Quốc thiếu bằng chứng chứng minh, nên giờ họ đang bổ sung khoảng trống, điểm đen trong hồ sơ pháp lý, tiếp tục củng cố yêu sách chủ quyền của họ. Không có chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa, việc họ tuyên bố thành lập các quận để quản lý Hoàng Sa và Trường Sa là rất phi lý và sai trái.

Nguy hiểm như thế nào?

Với những gì đang diễn ra tại Biển Đông trong thời điểm đại dịch COVID-19 nói trên, có thể Trung Quốc nhằm mục đích dọn đường dư luận để chuẩn bị triển khai một chiến dịch tiến xuống Nam Biển Đông vào thời kỳ hậu COVID-19 theo kịch bản mà Trung Quốc đã trù tính. Cụ thể là:

Thứ nhất: Tạo ra và củng cố cơ sở pháp lý để ngụy trang, biện minh cho những động thái mà Trung Quốc dự tính sẽ triển khai trong chiến dịch tấn công mới , hoặc là bằng những mũi “tiến công mềm”, hoặc là bằng những mũi “tiến công cứng”, phụ thuộc vào diễn biến tình hình khu vực và quốc tế có liên quan đến sức mạnh và lập trường của các quốc gia liên quan.

hanh dong phi phap cua trung quoc tren bien dong nguy hiem the nao va canh giac ra sao
Các tỉnh, thành phố động viên ngư dân bám biển sản xuất bình thường trong phạm vi vùng biển của Việt Nam và hướng dẫn tổ chức thành đoàn, đội khi đi sản xuất để hỗ trợ nhau trên biển - Ảnh: TRẦN MAI

Thứ hai: Thăm dò phản ứng của cộng đồng khu vực và quốc tế. Nhất là các cường quốc như Mỹ, Nga, Tây Âu, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ….

Thứ ba: Tạo lập và bố trí thế trận nhằm thực hiện những mưu kế cổ truyền, chẳng hạn, kế “đục nước béo cò”, tìm cách tạo ra những mâu thuẫn, chia rẽ nội bộ, trong cộng đồng khu vực, quốc tế, phá sức mạnh đoàn kết của đối phương để dễ bề hành động giành chiến thắng; hay “dương đông kích tây”, đang quần đảo ở khu vực Nam Biển Đông nhưng có thế sẽ tấn công khu vực khác…

Thứ tư: Tạo ra tình huống “sự đã rồi” ở các khu vực biển, thềm lục địa hoàn toàn thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven Biển Đông; thậm chí kể các một số cấu trúc địa lý nửa nổi nửa chìm trong khu vực quần đảo Trường Sa hiện do Việt Nam, Philipine, Malaisia quản lý… để mặc cả buộc các nước phải áp dụng chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác”, thực chất là chủ trương biến không thành có, biến khu vực không tranh chấp thành khu vực có tranh chấp.

Cảnh giác

Vì vậy có nhiều khả năng trong thời gian tới, nhất là thời kỳ hậu đại dịch COVID-19, Trung Quốc sẽ triển khai :

Một là: Sử dụng sức mạnh để chiếm đóng thêm các thực thể địa lý, hoặc tạo ra tại hiện trường “sự đã rồi” nằm trong khu vực quần đảo Trường Sa, trong vùng đặc quyền kinh tế và trên thềm lục địa của các nước xung quanh Biển Đông nhằm hợp thức hóa yêu sách “lưỡi bò”, gây sức ép buộc các nước phải chấp nhận yêu sách phi lý của họ.

Hai là: Tiếp tục đầu tư xây dựng các căn cứ quân sự trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nấp dưới hình thức dân sự như: đèn biển, trạm nghiên cứu khoa học kinh tế biển… không chỉ phục vụ cho mục tiêu an ninh quốc phòng, mà còn nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị, kinh tế, pháp lý… như:

Mê hoặc, mua chuộc, đánh lừa dư luận, che đậy các hoạt động phi pháp của họ; khẳng định các hoạt động của họ là hợp tình, hợp lý, nhằm mục đích nhân đạo, vì cuộc sống cộng đồng…;

Tiếp tục tạo cơ sở để biện minh rằng các thực thể mà họ đánh chiếm là thích hợp cho đời sống con người và có đời sống kinh tế riêng, cho nên có quyền mở rộng phạm vi biển “kế cận”, “liên quan” của chúng đến 200 hải lý;

Tìm cách “xí phần” nguồn lợi biển hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước xung quanh Biển Đông, theo chủ trương “chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác”…; gạt bỏ các đối tác là các công ty của các nước đang hợp tác với các quốc gia trong khu vực...;

Tạo ra tình huống “đục nước béo cò”; gây ra môi trường kinh doanh , sản xuất bất ổn làm suy yếu hoạt động kinh tế của các quốc gia trong khu vực để dễ bề thao túng, giật giây…, buộc họ phải lệ thuộc vào Trung Quốc cả về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng…

hanh dong phi phap cua trung quoc tren bien dong nguy hiem the nao va canh giac ra sao
Tàu hải cảnh Trung Quốc trên Biển Đông ( Ảnh: AP)
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý chứng minh chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu là lãnh thổ trong một quốc gia có chủ quyền, nhà nước ấy có quyền sáp nhập, tách ra, tổ chức đơn vị hành chính phù hợp với địa lý, dân cư, trong phạm vi quyền hạn của nhà nước đó. Việt Nam cũng vậy, từ xưa trong thời kỳ phong kiến, các Chúa Nguyễn đã thiết lập được những đơn vị hành chính thuộc Hoàng Sa và Trường Sa do nhà Nguyễn quản lý. Thời Pháp cũng có những tuyên bố thực thi chủ quyền ở Trường Sa, Hoàng Sa. Vua Bảo Đại năm 1938 cũng quyết định tách Hoàng Sa khỏi Quảng Ngãi và nhập về Thừa Thiên. Khi thống nhất đất nước, chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định thành lập các đơn vị hành chính, đặc biệt năm 1982 Việt Nam đã thành lập huyện Hoàng Sa và Trường Sa, mà nay Hoàng Sa thuộc Đà Nẵng, Trường Sa thuộc Khánh Hòa, rồi tiếp tục thành lập các đơn vị nhỏ hơn trong đó.

*Bài viết trên trang tiếng Anh - Vietnam Times: China’s illegal activities in the Bien Dong (East Sea): How is it dangerous and should be vigilant?

hanh dong phi phap cua trung quoc tren bien dong nguy hiem the nao va canh giac ra sao Việt Nam kiên quyết bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông

Trước các kiến nghị của cử tri, Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam kiên quyết bác bỏ yêu sách phi lý, hoạt động vi phạm ...

hanh dong phi phap cua trung quoc tren bien dong nguy hiem the nao va canh giac ra sao Việt Nam bác bỏ quyết định cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng ...

hanh dong phi phap cua trung quoc tren bien dong nguy hiem the nao va canh giac ra sao Chuyên gia quốc tế lên án Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông

Liên quan đến những hành động ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông thời gian gần đây, nhiều chuyên gia quốc tế đã lên ...

TS. Trần Công Trục - Nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ
Nguồn:

Tin bài liên quan

Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.
Việt Nam - Brunei hợp tác chắt chẽ trong triển khai thỏa thuận giữa hai nước

Việt Nam - Brunei hợp tác chắt chẽ trong triển khai thỏa thuận giữa hai nước

Chiều 23/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ Hai Bộ Ngoại giao Brunei Darussalam Dato Pehin Erywan Yusof nhân dịp sang Việt Nam tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN.
Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc tuyên bố xác lập đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc tuyên bố xác lập đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

Việt Nam cho rằng quốc gia ven biển cần tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) khi xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia khác, bao gồm quyền tự do hàng hải và quyền quá cảnh qua các eo biển sử dụng cho hàng hải quốc tế, phù hợp với UNCLOS 1982.

Các tin bài khác

Chiến thắng Điện Biên Phủ tác động mạnh đến phong trào giải phóng dân tộc

Chiến thắng Điện Biên Phủ tác động mạnh đến phong trào giải phóng dân tộc

Theo Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Brazil-Việt Nam, nhờ nguồn cổ vũ từ chiến thắng lẫy lừng của Việt Nam, từ 1954 đến cuối những năm 60 của thế kỷ trước, hơn 40 dân tộc giành được độc lập.
36 năm sự kiện Gạc Ma: Tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc

36 năm sự kiện Gạc Ma: Tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc

Những ngày tháng Ba, Gạc Ma - một cái tên luôn nhắc nhở các thế hệ người Việt Nam hôm nay về một ký ức bi tráng không thể nào quên.
Giới chuyên gia Australia lạc quan về kỷ nguyên mới trong quan hệ với Việt Nam

Giới chuyên gia Australia lạc quan về kỷ nguyên mới trong quan hệ với Việt Nam

Với nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện cho thấy hai nước tôn trọng thể chế chính trị của nhau; lợi ích kinh tế đã đưa hai nước xích lại gần nhau vì một lợi ích chiến lược lớn hơn.
ASEAN - Australia tạo dựng mối quan hệ hữu nghị, hướng tới tương lai

ASEAN - Australia tạo dựng mối quan hệ hữu nghị, hướng tới tương lai

Từ ngày 4-6/3/2024 sẽ diễn ra Hội nghị Cấp cao Đặc biệt ASEAN-Australia tại thành phố Melbourne (Australia) để kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ đối thoại song phương. Hội nghị cấp cao đặc biệt này sẽ làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ vốn đã rất vững mạnh giữa ASEAN và Australia.

Đọc nhiều

Nhiều cơ hội cho nhà trường và sinh viên tham gia hoạt động đối ngoại

Nhiều cơ hội cho nhà trường và sinh viên tham gia hoạt động đối ngoại

Hàng trăm lãnh đạo, giảng viên và sinh các trường đại học, học viện, cao đẳng khu vực miền Bắc và Bắc Trung Bộ đã được gợi mở và đóng góp ý tưởng, mong muốn ...
Bộ đội Hải quân Vùng 5 góp sức khống chế "giặc lửa" ở Vườn quốc gia Phú Quốc

Bộ đội Hải quân Vùng 5 góp sức khống chế "giặc lửa" ở Vườn quốc gia Phú Quốc

Chiều 24/4, sau 6 giờ tích cực triển khai các phương án dập lửa, cán bộ, chiến sĩ Vùng 5 Hải quân cùng các lực lượng chức năng đã kịp thời khống chế được đám ...
Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Doanh nghiệp Việt Nam – Mông Cổ trao đổi cơ hội hợp tác

Ngày 24/4/2024, tại Thủ đô Ulaanbaatar, Đại sứ quán Việt Nam tại Mông Cổ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Mông Cổ (MNCCI) đã phối hợp tổ chức cuộc gặp gỡ doanh ...
DAFO muốn kết nối các đối tác Mỹ cùng Đà Nẵng triển khai hợp tác trên nhiều lĩnh vực

DAFO muốn kết nối các đối tác Mỹ cùng Đà Nẵng triển khai hợp tác trên nhiều lĩnh vực

Chiều ngày 23/4, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng (DAFO), Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt - Mỹ thành phố Đà Nẵng đã có buổi tiếp ...
Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Tại họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao chiều ngày 25/4, Người phát ngôn Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam.
Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ

Chuyến tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc lần này trải dài trên phạm vi 13 điểm, từ Đông Bắc đảo Cồn Cỏ 48 hải lý đến Đông Nam đảo Trần 14 hải lý.
Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Cây xanh của tỉnh Bình Định đến với Trường Sa

Ngày 25/4, tại Xã Cát Hạnh (Huyện Phù Cát, Tỉnh Bình Định), Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tiếp nhận 15.000 cây dừa giống, 300Kg thuốc Patox 4GR do UBND tỉnh Bình Định hỗ trợ cho Chương trình “Xanh hoá Trường Sa”.
top 3 diem den thu hut du khach quoc te tai ha noi
xe dap tho trong chien dich dien bien phu
gioi thieu quang ba ve dat nuoc va con nguoi viet nam tai dan mach
lan dau tien am thuc hungary ra mat tai ha noi
dai su cac nhom g4 gui thong diep chuc tet nguyen dan
viet nam tang 8 bac trong bang xep hang chi so phat trien con nguoi
dai su canada ghe xu hoa dao nhat tan hao hung don tet viet
Xin chờ trong giây lát...
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Đại sứ Marc Knapper trò chuyện cùng chị Lưu Hiếu
Hơn 300 lưu học sinh Lào, Campuchia trải nghiệm Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam
Hyakka Souen - Bách Hoa Thương Viêm
Giai điệu Nga trong lòng Hà Nội
Nhà tưởng niệm Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng đón lượng khách cao gấp 3 lần
Hành trình chinh phục khán giả xứ anh đào của KURROCK
Cảm nhận biến đổi khí hậu để nỗ lực hành động vì trái đất
Xe đạp thồ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ
Lần đầu tiên ẩm thực Hungary xuất hiện tại Hà Nội
“Hương vị nước Nga” giữa lòng Hà Nội
Ra mắt không gian ẩm thực Hungary tại Hà Nội
Phiên bản di động