Chuyên gia quốc tế lên án Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông
Tướng quân đội lên án hành động của Trung Quốc ở Biển Đông |
Việt Nam bác bỏ quan điểm sai trái của Trung Quốc về Biển Đông |
Tàu dân quân Trung Quốc bảo vệ vòng trong cho Hải Dương Địa chất 8 thực hiện khảo sát trái phép ở bãi Tư Chính - Phúc Tần của VN, tháng 10/2019 (Ảnh: Ngư dân cung cấp/Báo Thanh Niên) |
Thông tin từ TTXVN tại Washington, ông Derek Grossman, chuyên gia cao cấp của Trung tâm chính sách châu Á - Thái Bình Dương thuộc Tập đoàn RAND (Research And Development), cho rằng dư luận trong thời gian gần đây nhìn chung đều nhận định Trung Quốc đã có nhiều hành động "bắt nạt" các nước láng giềng liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông, trong đó có Việt Nam, Philippines và Malaysia. Theo ông Grossman, các hành động của Trung Quốc có thể làm gia tăng bất ổn an ninh trong khu vực, thậm chí có thể khiến căng thẳng leo thang.
Cũng đề cập đến sự ngang ngược của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông thời gian gần đây, Tiến sĩ James Rogers, Giám đốc Chương trình “Global Britain” thuộc Viện Henry & Jackson (London, Anh), nhấn mạnh việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là “đường 9 đoạn” là phi lý và vi phạm luật pháp quốc tế, nhất là khi Trung Quốc cũng là một bên phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Việc tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu cá của Việt Nam mới đây tại khu vực quần đảo Hoàng Sa là rất nguy hiểm và “không thể chấp nhận được”.
Hai chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington D.C. Murray Hiebert và Gregory Poling trao đổi với Zing về những động thái được cho là vi phạm luật pháp quốc tế nói trên của Trung Quốc, cả hai cùng chung nhận định rằng hành động của Trung Quốc không có bất cứ tác dụng nào đối với những yêu sách từ lâu của nước này ở Biển Đông, thậm chí có thể gây phản ứng ngược.
Tàu hải cảnh Trung Quốc trên Biển Đông ( Ảnh: AP) |
Theo ông Hiebert, việc Trung Quốc ngang ngược công bố thành lập cái gọi là “quận đảo” Tây Sa và Nam Sa, cũng như tự ý đưa ra cái gọi là 'danh xưng tiêu chuẩn' của hàng chục đảo, bãi cạn trên Biển Đông sẽ khiến các nước nghi ngờ thêm tham vọng từ lâu của Bắc Kinh.
“Việt Nam, với vai trò là chủ tịch ASEAN năm nay, có thể nỗ lực nêu lên các động thái của Trung Quốc trong ASEAN” - ông Hiebert chia sẻ.
ông Hiebert lưu ý rằng những phản ứng gần đây của Philippines, cũng như Malaysia với các động thái của Trung Quốc ở Biển Đông là rất đáng quan tâm.
“Điều lý thú là năm nay Philippines đã bày tỏ sự phản đối với các hành động của Trung Quốc nhiều lần, cũng như Malaysia”, ông Hiebert nói với Zing. Đồng thời, ông cho rằng những động thái lần này của Trung Quốc đã nằm trong kế hoạch đã chuẩn bị từ trước và nay họ chỉ tiếp tục thúc đẩy hành động khi hầu hết chính phủ các nước đang vướng bận các khó khăn khác.
Theo truyền thông Philippines, nước này đã liên tiếp gửi công hàm phản đối việc Trung Quốc có các hành vi gây hấn trên Biển Đông và hành động của Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế.
Bộ Ngoại Giao Việt Nam cũng đã lên tiếng về việc phản đối lập hai quận trái phép của Trung Quốc, cũng như việc Bắc Kinh ngang nhiên đặt “danh xưng tiêu chuẩn” cho 80 thực thể ở Biển Đông.
Bộ Ngoại giao: Việt Nam theo dõi sát tình hình phức tạp ở vùng biển các nước ASEAN Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định, là quốc gia ở Biển Đông và là thành viên ASEAN, Việt Nam quan tâm, ... |
Bộ Ngoại giao Mỹ: Trung Quốc nên ngừng "hành động bắt nạt" ở Biển Đông Ngày 18/4, Mỹ đã kêu gọi Trung Quốc ngừng "hành động bắt nạt” ở Biển Đông và tuyên bố Washington quan ngại trước các báo ... |
Việt Nam bác bỏ hoàn toàn phát biểu của Trung Quốc về quần đảo Trường Sa Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh: "Việt Nam bác bỏ hoàn toàn mọi nội dung phát biểu liên ... |