Hành động phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông: Nguy hiểm thế nào và cảnh giác ra sao?
4 chuyên gia thảo luận trực tuyến ngăn chặn hành động phi pháp trên Biển Đông |
Hội hữu nghị Bỉ-Việt phản đối các hành động gây căng thẳng ở Biển Đông |
Phi lý và phi pháp
Trung Quốc huy động các tàu cá, tàu dân binh vây ráp, uy hiếp quanh đảo Thị Tứ thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện do Philippines chiếm đóng.
Công bố hoạt động của hai trạm nghiên cứu khoa học trên đá Subi và Chữ Thập ở quần đảo Trường Sa.
Tổ chức tập trận chống tàu ngầm trên Biển Đông.
Đưa số lượng lớn tàu cá và tàu hải cảnh xâm phạm vùng biển phía Bắc đảo Natuna của Indonesia.
Lớn tiếng tuyên truyền, vu khống “Tàu cá Việt Nam tăng cường xâm nhập vùng biển Trung Quốc để làm tiến hành “Biển Đông lại xảy ra xung đột, tàu cảnh sát biển Việt Nam khiêu khích tàu khu trục Trung Quốc"...
Đáng chú ý là gần đây Trung Quốc công bố quyết định thành lập các đơn vị hành chính cấp quận, huyện ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong khi cho di chuyển nhóm tàu khảo sát địa chất HD08 xuống phía Nam Biển Đông, đi vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và hiện đang quanh quẩn ở phía ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, Brunei, Indonessia…
Việc Trung Quốc ra quyết định thành lập các đơn vị hành chính đối với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam là mưu đồ họ theo đuổi từ lâu, được họ đẩy mạnh ngay sau khi dùng vũ lực chiếm quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974 và chiếm các đảo thuộc Trường Sa năm 1988.
Ảnh chụp năm 2014 cho thấy cảnh các tàu nạo vét Trung Quốc tham gia bồi đắp bất hợp pháp Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam nhưng bị Bắc Kinh chiếm đóng trái phép - Ảnh: CSIS/AMTI |
Họ muốn hợp thức hóa những hành động vũ lực đó bằng các biện pháp hành chính, dân sự, pháp lý. Thực tế họ đã thành lập các đơn vị hành chính ở đây từ những năm 1990 của thế kỷ trước, sau khi hoàn thành chiếm đóng bằng quân sự ở hai quần đảo này. Năm 2012, Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “Thành phố Tam Sa” để “quản lý” quần đảo Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam), Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam) và Trung Sa (bãi Macclesfield). Tháng 9/2017, họ đưa ra chiến thuật mới là “Yêu sách Tứ Sa”, đòi hỏi chủ quyền với 4 nhóm đảo gồm 3 nhóm trên và thêm Đông Sa (quần đảo Pratas hiện do Đài Loan quản lý), đòi hỏi quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế xung quanh 4 nhóm này.
Đó là một vài mốc trong chuỗi hành động của họ và mỗi lần chúng ta đều có công hàm phản đối mạnh mẽ. Lần này họ tiếp tục công bố phê duyệt thành lập đơn vị hành chính cấp quận, nâng cấp đơn vị hành chính để thay mặt nhà nước Trung Quốc “quản lý” hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc xưa nay luôn lập luận rằng họ có “chủ quyền lịch sử” đối với 2 quần đảo này. Họ dùng tất cả tài liệu lịch sử có được để nói người Trung Quốc đã phát hiện, khai phá, quản lý Hoàng Sa và Trường Sa ngay từ trước công nguyên. Nhưng thật ra họ chưa đưa được một bằng chứng pháp lý nào có liên quan đến việc nhà nước Trung Quốc trước đây đã tổ chức các đơn vị hành chính ở đây.
Các tư liệu của Trung Quốc cho đến nay cho thấy bản đồ Trung Quốc chỉ vẽ cực Nam nước này là đến phía Nam đảo Hải Nam. Trung Quốc thiếu bằng chứng chứng minh, nên giờ họ đang bổ sung khoảng trống, điểm đen trong hồ sơ pháp lý, tiếp tục củng cố yêu sách chủ quyền của họ. Không có chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa, việc họ tuyên bố thành lập các quận để quản lý Hoàng Sa và Trường Sa là rất phi lý và sai trái.
Nguy hiểm như thế nào?
Với những gì đang diễn ra tại Biển Đông trong thời điểm đại dịch COVID-19 nói trên, có thể Trung Quốc nhằm mục đích dọn đường dư luận để chuẩn bị triển khai một chiến dịch tiến xuống Nam Biển Đông vào thời kỳ hậu COVID-19 theo kịch bản mà Trung Quốc đã trù tính. Cụ thể là:
Thứ nhất: Tạo ra và củng cố cơ sở pháp lý để ngụy trang, biện minh cho những động thái mà Trung Quốc dự tính sẽ triển khai trong chiến dịch tấn công mới , hoặc là bằng những mũi “tiến công mềm”, hoặc là bằng những mũi “tiến công cứng”, phụ thuộc vào diễn biến tình hình khu vực và quốc tế có liên quan đến sức mạnh và lập trường của các quốc gia liên quan.
Các tỉnh, thành phố động viên ngư dân bám biển sản xuất bình thường trong phạm vi vùng biển của Việt Nam và hướng dẫn tổ chức thành đoàn, đội khi đi sản xuất để hỗ trợ nhau trên biển - Ảnh: TRẦN MAI |
Thứ hai: Thăm dò phản ứng của cộng đồng khu vực và quốc tế. Nhất là các cường quốc như Mỹ, Nga, Tây Âu, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ….
Thứ ba: Tạo lập và bố trí thế trận nhằm thực hiện những mưu kế cổ truyền, chẳng hạn, kế “đục nước béo cò”, tìm cách tạo ra những mâu thuẫn, chia rẽ nội bộ, trong cộng đồng khu vực, quốc tế, phá sức mạnh đoàn kết của đối phương để dễ bề hành động giành chiến thắng; hay “dương đông kích tây”, đang quần đảo ở khu vực Nam Biển Đông nhưng có thế sẽ tấn công khu vực khác…
Thứ tư: Tạo ra tình huống “sự đã rồi” ở các khu vực biển, thềm lục địa hoàn toàn thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven Biển Đông; thậm chí kể các một số cấu trúc địa lý nửa nổi nửa chìm trong khu vực quần đảo Trường Sa hiện do Việt Nam, Philipine, Malaisia quản lý… để mặc cả buộc các nước phải áp dụng chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác”, thực chất là chủ trương biến không thành có, biến khu vực không tranh chấp thành khu vực có tranh chấp.
Cảnh giác
Vì vậy có nhiều khả năng trong thời gian tới, nhất là thời kỳ hậu đại dịch COVID-19, Trung Quốc sẽ triển khai :
Một là: Sử dụng sức mạnh để chiếm đóng thêm các thực thể địa lý, hoặc tạo ra tại hiện trường “sự đã rồi” nằm trong khu vực quần đảo Trường Sa, trong vùng đặc quyền kinh tế và trên thềm lục địa của các nước xung quanh Biển Đông nhằm hợp thức hóa yêu sách “lưỡi bò”, gây sức ép buộc các nước phải chấp nhận yêu sách phi lý của họ.
Hai là: Tiếp tục đầu tư xây dựng các căn cứ quân sự trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nấp dưới hình thức dân sự như: đèn biển, trạm nghiên cứu khoa học kinh tế biển… không chỉ phục vụ cho mục tiêu an ninh quốc phòng, mà còn nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị, kinh tế, pháp lý… như:
Mê hoặc, mua chuộc, đánh lừa dư luận, che đậy các hoạt động phi pháp của họ; khẳng định các hoạt động của họ là hợp tình, hợp lý, nhằm mục đích nhân đạo, vì cuộc sống cộng đồng…;
Tiếp tục tạo cơ sở để biện minh rằng các thực thể mà họ đánh chiếm là thích hợp cho đời sống con người và có đời sống kinh tế riêng, cho nên có quyền mở rộng phạm vi biển “kế cận”, “liên quan” của chúng đến 200 hải lý;
Tìm cách “xí phần” nguồn lợi biển hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước xung quanh Biển Đông, theo chủ trương “chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác”…; gạt bỏ các đối tác là các công ty của các nước đang hợp tác với các quốc gia trong khu vực...;
Tạo ra tình huống “đục nước béo cò”; gây ra môi trường kinh doanh , sản xuất bất ổn làm suy yếu hoạt động kinh tế của các quốc gia trong khu vực để dễ bề thao túng, giật giây…, buộc họ phải lệ thuộc vào Trung Quốc cả về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng…
Tàu hải cảnh Trung Quốc trên Biển Đông ( Ảnh: AP) |
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý chứng minh chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu là lãnh thổ trong một quốc gia có chủ quyền, nhà nước ấy có quyền sáp nhập, tách ra, tổ chức đơn vị hành chính phù hợp với địa lý, dân cư, trong phạm vi quyền hạn của nhà nước đó. Việt Nam cũng vậy, từ xưa trong thời kỳ phong kiến, các Chúa Nguyễn đã thiết lập được những đơn vị hành chính thuộc Hoàng Sa và Trường Sa do nhà Nguyễn quản lý. Thời Pháp cũng có những tuyên bố thực thi chủ quyền ở Trường Sa, Hoàng Sa. Vua Bảo Đại năm 1938 cũng quyết định tách Hoàng Sa khỏi Quảng Ngãi và nhập về Thừa Thiên. Khi thống nhất đất nước, chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định thành lập các đơn vị hành chính, đặc biệt năm 1982 Việt Nam đã thành lập huyện Hoàng Sa và Trường Sa, mà nay Hoàng Sa thuộc Đà Nẵng, Trường Sa thuộc Khánh Hòa, rồi tiếp tục thành lập các đơn vị nhỏ hơn trong đó. |
*Bài viết trên trang tiếng Anh - Vietnam Times: China’s illegal activities in the Bien Dong (East Sea): How is it dangerous and should be vigilant?
Việt Nam kiên quyết bác bỏ yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông Trước các kiến nghị của cử tri, Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam kiên quyết bác bỏ yêu sách phi lý, hoạt động vi phạm ... |
Việt Nam bác bỏ quyết định cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng ... |
Chuyên gia quốc tế lên án Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế ở Biển Đông Liên quan đến những hành động ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông thời gian gần đây, nhiều chuyên gia quốc tế đã lên ... |