Hà Nội - thành phố vì hoà bình
Vẻ đẹp bình yên của Hồ Gươm với Tháp rủa cổ kính. (Ảnh: Thu Hà) |
Cách đây 26 năm, Hội nghị lần thứ hai của Liên Hợp Quốc về định cư đã được tổ chức tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) từ ngày 3-14/6/1996. Hội nghị được gọi là "Hội nghị thượng đỉnh thành phố - City Summit". Mục tiêu của hội nghị được tổ chức nhằm hướng tới các mục tiêu chung về đảm bảo nơi ở thích hợp cho tất cả mọi người và các thành phố an toàn hơn, lành mạnh hơn và đáng sống hơn. Trong diễn biến cuộc họp, lấy cảm hứng từ Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tổng Giám đốc UNESCO lúc đó ngài Federico Mayor đã đề nghị thành lập Giải thưởng Thành phố vì hòa bình.
Từ đó, cuối năm 1997, Đại hội đồng UNESCO khóa 29 đã thông qua Giải thưởng này với tần suất 2 năm/lần áp dụng cho 5 thành phố tiêu biểu đại diện cho 5 khu vực: châu Á - Thái Bình Dương, châu Phi, Trung Đông - Arab, châu Mỹ Latin - Caribbean và châu Âu.
Hai năm sau quyết định của Đại hội đồng UNESSCO lần thứ 29, ngày 16/7/1999, UNESSCO đã công bố danh sách 5 thành phố tiêu biểu đầu tiên của các khu vực được Giải thưởng, trong đó có thủ đô Hà Nội của Việt Nam - thành phố đầu tiên của khu vực châu Á vinh dự nhận giải thưởng.
Việc nhận Giải thưởng có ý nghĩa chính trị đối ngoại to lớn và là niềm vinh dự tự hào không những đối với Hà Nội mà còn đối với cả nước. Đó còn là sự ghi nhận của quốc tế về truyền thống anh hùng giành độc lập dân tộc và khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam.
Tiêu chí của giải thưởng Thành phố vì hòa bình: Thành phố có thành tích tiêu biểu về các lĩnh vực đóng góp vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, những nỗ lực thúc đẩy bình đẳng xã hội trong cộng đồng, bảo vệ môi trường thúc đẩy văn hóa và giáo dục công dân, nhất là thế hệ trẻ. Cho tới nay, hơn 50 thành phố trên thế giới đã vinh dự nhận giải thưởng này… |
Sự kiện này đã góp phần nâng cao vị thế, uy tín của Thủ đô Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung trên trường quốc tế và ở khu vực, góp phần quảng bá, giới thiệu với thế giới về Hà Nội, qua đó tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế giữa Hà Nội với các nước về kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, dịch vụ... Nó là sự cổ vũ động viên và cũng là trách nhiệm của nhân dân Hà nội phấn đấu đóng góp vào việc xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, hiện đại, văn minh.
Sau hơn 20 năm kể từ khi nhận danh hiệu Thành phố vì hòa bình, Hà Nội đã triển khai quy hoạch chung với mục tiêu xây dựng một thành phố hiện đại mà vẫn giữ nét đậm đà bản sắc của truyền thống nghìn năm văn hiến.
Từ đó tới nay, Thủ đô Hà Nội luôn đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội. Năm 2008, quy mô thành phố được mở rộng, tầm vóc một Thủ đô lớn càng làm cho Hà Nội thấy trách nhiệm càng cao hơn.
Chính vì vậy, Hà Nội đã chú trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ hộ nghèo và đảm bảo an sinh xã hội. Mỗi năm qua đi, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Thủ đô, đặc biệt là vùng nông thôn, xa trung tâm được cải thiện rõ rệt. Cơ ngơi của Hà Nội về mọi mặt chưa bao giờ có ấn tượng lớn như ngày nay.
Những kết quả đó là minh chứng sống động về những bước tiến lớn, những thành tựu lớn và mạnh mẽ của Hà Nội. Những kết quả đó là đóng góp và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của mọi người dân Hà Nội và cả của nhân dân cả nước hướng về Thủ đô.
Bức tranh toàn cảnh của thành phố đã có nhiều thay đổi tích cực, toàn diện so với trước mặc dù còn không ít khó khăn, thách thức và còn nhiều việc phải làm. So với những tiêu chí của UNESCO về Thành phố vì Hòa bình, Hà Nội đã thực hiện tốt và sẽ mãi mãi luôn xứng đáng với danh hiệu Thành phố vì hòa bình.
Công bố quyết định thành lập trường Đại học Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội Sáng 18/11, lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã diễn ra tại Hà Nội. |
Thầy giáo Tây học tiếng Việt Tiếng Việt có sức thu hút đặc biệt đối với cộng đồng những người thầy, cô giáo nước ngoài. Họ tìm thấy niềm vui khi vào vai học sinh "cắp sách đến trường" và được chia sẻ đam mê với những người thích khám phá văn hoá Việt Nam thông qua ngôn ngữ. |