Hà Nội: Cháu 6 tuổi bị viêm dạ dày vì bà nội mớm cơm hằng ngày
Điều trị đau dạ dày bằng bài thuốc dân gian và thuốc Tây Đau dạ dày là tình trạng tổn thương niêm mạc do vết viêm loét gây nên với những triệu chứng rõ ràng như ợ hơi, ợ ... |
Phương pháp mới nhất trong điều trị ung thư dạ dày Ung thư dạ dày thường được điều trị bằng một hoặc nhiều phương pháp, dựa vào kết quả xét nghiệm và tình trạng sức khỏe ... |
Hy hữu: Tăm ‘chui tọt’ vào dạ dày vì thói quen ngậm tăm trước khi ngủ Sau khi ăn xong, bệnh nhân ngậm tăm và xem tivi rồi ngủ quên, vô tình chiếc tăm này đã chui vào và nằm ngang ... |
Hộp cơm Bento và áp lực vô hình trong những bữa cơm trưa của trẻ em Nhật Bản "Tôi phải làm nắm cơm giống hình gấu trúc bởi nếu không, chắc chắn con gái tôi sẽ bị bạn bè cười nhạo", chị Patricia ... |
Bác sĩ Tô Quang Huy vừa chia sẻ về trường hợp bé trai 6 tuổi bị viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày, hành tá tràng, dương tính với vi khuẩn HP bắt nguồn từ thói quen mớm cơm của người lớn. Một trong những thói quen không tốt nhưng vẫn còn tồn tại trong nhiều gia đình Việt hiện nay.
Nhiều người có thói quen mớm cơm, cháo bằng miệng cho trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa). |
Theo bác sĩ, bé Nguyễn Trần Minh N. (6 tuổi) có bố mẹ đi làm ăn xa từ năm bé 2 tuổi nen ở nhà với bà nội. Hằng ngày, bà đều nhai cơm và mớm cho bé. Một năm sau, bé N. bắt đầu nôn khan, người càng ngày càng gầy, xanh đi. Gần đây nhất, thấy bé nôn nhiều quá, đi ngoài phân đen nên gia đình đưa đến bác sĩ khám và nhận được kết quả như trên.
Bác sĩ này chia sẻ: "Bà nội có tiền sử viêm loét dạ dày đã đỡ, tưởng khỏi, mớm cơm, cháo cho cho bé. Hậu quả đây: Một bé 6 tuổi, HP(+++), xung huyết và viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày, sần hạt toàn bộ dạ dày - chỉ định sinh thiết. Một đứa bé 6 tuổi đang thời kỳ tươi đẹp có đáng bị không? Vì thói quen yêu thương phản khoa học của người lớn. Liệu những ngày sau bé lớn sao, nếu kết quả sinh thiết không an toàn thì tính sao?".
Baixsif chia sẻ của bác sĩ Tô Quang Huy. |
Trong khi nhiều người còn giữ quan điểm cũ: “Ngày xưa tao mới cơm cho mày suốt có sao đâu?". Bác sĩ Huy phản biện: "Cũng có thể mẹ bạn mớm cơm cho bạn ngày bé không bị HP nên bạn an toàn. Nhưng nếu người đó HP dương tính, chắc chắn bạn bị".
Bản kết luận viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày, hành tá tràng của bé N. |
Theo thống kê cho thấy tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, 60 - 80% trẻ em dưới 10 tuổi bị nhiễm vi khuẩn HP. Đây là một con số đáng báo động!
Theo bác sĩ Huy, vi khuẩn HP sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày, có thể tìm thấy qua dịch miệng họng những người viêm loét dạ dày. Có tới 50% dân số trên thế giới bị nhiễm vi khuẩn này, nhưng chỉ ở 15% số người bị nhiễm HP có thể trở thành viêm loét dạ dày, tá tràng và chỉ 1% chuyển sang ung thư dạ dày. Còn lại 85% trong số họ vẫn khỏe mạnh hoàn toàn mà không bị viêm. Vi khuẩn HP rất dễ lây qua dịch tiết họng nếu chúng truyền qua nước bọt sang trẻ em.