Giảm nghèo từ ứng dụng công nghệ 4.0
Tỷ lệ hộ nghèo tại Yên Bái giảm nhanh gấp hơn 3 lần mục tiêu giảm nghèo của cả nước Những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Yên Bái đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo. Những nỗ lực này đã góp phần đưa các chính sách về giảm nghèo thực sự đi vào cuộc sống. |
Đầu tư cho giảm nghèo là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển “Xác định đầu tư cho giảm nghèo là đầu tư cho phát triển, không tiếp cận theo góc độ từ thiện, nhân đạo”, ông Tô Đức - Chánh Văn phòng quốc gia về giảm nghèo (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết về những chính sách giảm nghèo trong thời gian tới. |
Người nghèo tham gia và hưởng lợi từ cuộc cánh mạng 4.0
Dự án “Hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số giảm nghèo, phát triển kinh tế thông qua áp dụng công nghệ của cuộc cánh mạng 4.0” được xây dựng và triển khai dựa trên cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong thực hiện các mục tiêu Phát triển bền vững, hướng tới bảo đảm “Không ai bị bỏ lại phía sau”. Thông qua dự án này, các nhóm dân tộc thiểu số nghèo, đặc biệt là phụ nữ và các đối tác kinh doanh, nhà đầu tư, nhà khoa học và nhà hoạch định chính sách được kết nối, cùng đồng hành trong Hành trình Tăng tốc giảm nghèo (Accelerator Lab Journey).
Sáng kiến 4M (Meet, Match, Mentor and Move – Gặp gỡ; Kết nối; Đồng hành và Phát triển) được thực hiện trong dự án đã tạo điều kiện cho 784 người, chủ yếu là phụ nữ dân tộc thiểu số, có thể khởi nghiệp, tham gia và mở rộng sản xuất hàng hóa, mở rộng thị trường và liên kết kinh doanh, quảng bá và bán sản phẩm trên thị trường thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và nhờ đó thoát nghèo.
Ngoài các đối thượng thụ hưởng trực tiếp, có 2.636 người đã tham gia và hưởng lợi trong chuỗi cung ứng sản phẩm thông qua các HTX, tổ, nhóm sản xuất ở hai tỉnh Bắc Kạn và Đắk Nông.
Tại diễn đàn các bên tham gia dự án đã chia sẻ những kết quả, thách thức, bài học kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp tiếp tục nhân rộng mô hình “Liên kết sản xuất kinh doanh theo chuỗi sản phẩm bản địa ứng dụng nền tảng thương mại điện tử” phù hợp với hộ nghèo và người dân tộc thiểu số gắn kết với phương pháp truyền thống, văn hóa bản địa một cách hiệu quả và bền vững tới các địa phương khác, như Lào Cai, Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình, Đà Nẵng, Kon Tum…
Người dân tộc tiếp cận với công nghệ để tăng giá trị văn hóa sản phẩm địa phương. |
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết: “Với chỉ đạo từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và sự hỗ trợ kỹ thuật của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, các tổ, nhóm, hợp tác xã ở Bắc Kạn, Đắk Nông đã mở rộng sản xuất và tiếp cận thị trường thông qua ứng dụng công nghệ 4.0. Đây là các cách làm mới, nhằm đạt mục tiêu tạo cơ hội cho người nghèo tham gia sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, kinh doanh, tăng thu nhập và thoát nghèo bền vững. Các kết quả, bài học kinh nghiệm của bà con được chia sẻ tại diễn đàn này là hết sức quan trọng cho các địa phương khác cũng như cho Bộ LĐ-TB&XH trong thiết kế và thực hiện chương trình giảm nghèo trong thời gian tới.”
Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam bà Caitlin Wiesen nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp bán lẻ lớn và các HTX bán sản phẩm thông qua các sàn giao dịch trong việc hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số mở rộng thị trường cho sản phẩm của họ. Bà Wiesen cho biết, UNDP sẵn sàng hỗ trợ trong việc áp dụng cách tiếp cận này để tìm ra những giải pháp đổi mới sáng tạo, từ đó đạt được kết quả trên diện rộng.
Kết quả chưa như mong đợi
Theo ông Tô Đức, Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo (Bộ LĐ,TB&XH): do nhiều nguyên nhân, hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giảm nghèo trong giai đoạn qua là chưa thực sự hiệu quả. Một phần nguyên nhân là do nguồn lực dành cho cho hoạt động thúc đẩy công nghệ thông tin tin chưa đáp ứng được yêu cầu. Thứ hai là hệ thống hạ tầng ở các địa phương có nhiều hạn chế, chưa bố trí được hệ thống hạ tầng để đảm bảo việc ứng dụng, tiếp cận các phần mềm công nghệ thông tin. Thứ ba là đội ngũ của cán bộ cơ sở ở lực lượng còn mỏng, một người làm rất nhiều lĩnh vực nên hạn chế hỗ trợ người nghèo và con nghèo ứng dụng công nghệ thông tin để tiếp cận chính sách về giảm nghèo.
Trong đó có việc, giúp bà con ứng dụng công nghệ 4.0 để tạo được bản sắc văn hoá vùng miền trong sản phẩm, tăng giá trị cho sản phẩm. Việc thông qua mạng xã hội facebook, zalo... là việc dễ dàng thực hiện, nhưng cơ quan quản lý phải định hướng, giúp bà con việc đó.
Về phương thức cụ thể thì mục tiêu là hướng tới giúp người nghèo có thể tự đăng ký, tự rà soát nhận diện, xác định là hộ nghèo, hộ cận nghèo, thoát nghèo, hoặc đăng ký nhu cầu cần hỗ trợ. Để thực hiện việc này thì Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo đang phối hợp với các để xây dựng và hoàn thiện phần mềm ứng dụng trên máy tính, trên điện thoại (app) để cung cấp cho các địa phương.
Chức năng của phần mềm là cung cấp các bảng rà soát để người nghèo có nhu cầu gì thì kê khai thông tin, đăng ký nhu cầu thông qua phần mềm. Tất cả những thông tin này sẽ được kết nối và gửi tới các cơ quan chính quyền cấp cơ sở cụ thể là cấp xã. Đồng thời, ứng dụng cũng có chức năng phục vụ các cơ quan nhà nước từ cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh cấp Trung ương thống kê được nhanh nhất công tác giảm nghèo ở địa phương.
Thông qua ứng dụng, bà con có thể tự kê khai, đăng ký nhu cầu cần hỗ trợ để thoát nghèo. Sau khi kê khai, đăng ký, phần mềm sẽ tự động chấm điểm và phân loại thuộc hộ nghèo, cận nghèo hoặc loại ra, điều này sẽ giúp giải quyết khâu nể nang, duy tình như đã diễn ra trong thời quan qua. Đồng thời nếu người nghèo thiếu hụt những gì cũng được kê khai như y tế, giáo dục, vay vốn... Sau khi thí điểm tại địa bàn cấp xã sẽ tiến tới ứng dụng ở địa bàn cấp huyện, và dần dần tới cấp tỉnh; từ đó nhân rộng ứng dụng ra các địa phương. Toàn bộ kinh phí thí điểm, tập huấn, đào tạo cán bộ không dùng ngân sách của Nhà nước là nguồn vận động xã hội hóa.
Từ cách làm này, mục tiêu xa hơn là Văn phòng cũng như Bộ LĐ,TB&XH mong muốn là toàn bộ thông tin đầu vào về công tác giảm nghèo sẽ được thực hiện thông qua ứng dụng công nghệ thông tin. Để triển khai, nếu hộ nghèo thao tác được thì tự đăng ký, nếu không cán bộ xã sẽ hỗ trợ cho hộ nghèo đăng ký và bảo đảm sự đăng ký ấy thực sự là có sự tham gia của người nghèo chủ động, chứ không phải cán bộ làm thay. Căn cứ vào thông nay này, thôn, xã sẽ thẩm định và lấy ý kiến của bà con, khi đạt được sự đồng thuận thì sẽ thông báo công khai ở cấp xã, thôn... Khi xác định được thông tin đầu vào giúp cán bộ có thể trích xuất ra được, thuận lợi cho việc phân loại nhu cầu và đáp ứng một cách phù hợp. Đây cũng là nền tảng để xây dựng đội ngũ công tác xã hội hỗ trợ công tác giảm nghèo, xây dựng kế hoạch, giúp cho người dân thoát nghèo.
Để triển khai, bên cạnh yếu tố con người thì hạ tầng, dịch vụ viễn thông sẽ phải được phát triển đồng bộ. Sau này sẽ có dự án giảm nghèo về thông tin với mục tiêu phát triển hạ tầng, dịch vụ viễn thông, dịch vụ internet, cung cấp dịch vụ công tích cho bà con vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa... Đồng thời sẽ, phát triển dịch vụ theo cách thức hỗ trợ bà con có điều kiện, không phải là cung cấp miễn phí để làm sao sẵn lòng trả tiền cho dịch vụ đó, và được nhà nước hỗ trợ 1 phần. Có như thế mới phát huy tính chủ động của người nghèo và công tác giảm nghèo mới bền vững.