Đầu tư cho giảm nghèo là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển
Xóa đói giảm nghèo, tạo sinh kế cho người dân vùng biên Mèo Vạc (Hà Giang) Nhờ thực hiện dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo mà huyện Mèo Vạc (Hà Giang) đã có 44 hộ nghèo vươn lên thoát ... |
Phát triển nông nghiệp để giảm nghèo bền vững Xác định nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện ... |
3.500 mô hình giảm nghèo được triển khai hiệu quả khắp cả nước
- Xin ông cho biết kết quả về công tác giảm nghèo trong 5 năm vừa qua (2016-2020)?
Trong giai đoạn vừa qua Đảng và Nhà nước quan tâm đến công tác giảm nghèo. Chúng ta đạt được nhiều thành tựu không chỉ trong nước mà còn được quốc tế đánh giá cao về kết quả giảm nghèo và cách thức giảm nghèo của Việt Nam.
Trước hết, chúng ta có được hệ thống chính sách, cơ chế giảm nghèo được ban hành trong Luật đầy đủ, toàn diện, đồng bộ. Cụ thể, Luật về khám chữa bệnh y tế, luật về giáo dục, luật nhà ở... đều quy định chính sách giành cho người nghèo. Chính phủ quốc hội có chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo. Dành những nguồn lực công để đầu tư cho người nghèo, cho vùng, cho địa bàn nghèo. Hiện nay, toàn bộ những địa bàn nghèo, những xã đặc biệt khó khăn đều được hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội như điện, đường, trường, trạm, những công trình thiết yếu phục vụ dân sinh; những công trình kết nối vùng giữa các xã, xã với huyện; những vùng kinh tế đặc biệt khó khăn với vùng kinh tế phát triển. Hiện nay, số công trình được hoàn thành sử dụng trong giai đoạn 5 năm vừa qua là khoảng 15.000 công trình. Đây là con số rất lớn.
Ông Tô Đức - Chánh Văn phòng quốc gia về giảm nghèo (Bộ LĐ-TB&XH). |
Bên cạnh đó, người nghèo được hỗ trợ hoạt động sinh kế, được dậy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp, kinh doanh, thương mại. Ước tính 8.000 tỉ đầu tư cho mô hình giảm nghèo và 3.500 mô hình giảm nghèo được triển khai hiệu quả khắp cả nước. Người nghèo được hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đáp ứng nhu cầu người dân.
Ngoài đầu tư con người, hạ tầng, phong trào thoát nghèo được lan tỏa tại nhiều địa phương, góp phần thực hiện phong trào thi đua của Thủ tướng 'cả nước chung tay vì người nghèo", "không ai bị bỏ lại phía sau", “người dân vươn lên thoát nghèo”.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả vẫn còn nhiều tồn tại chúng ta cần giải quyết.
Tỷ lệ hộ nghèo phát sinh cao. Giai đoạn vừa qua, số hộ nghèo mới so với số hộ thoát nghèo lên tới khoảng 21% trong vòng 4 năm. Nguyên nhân, xuất hiện thiên tai, lũ lụt, hạn hán, ngập mặn gây nghèo đói. Dịch bệnh COVID-19 gây ra tình trạng mất việc làm, thất nghiệp mất sinh kế cũng gây ra nghèo đói. Địa bàn nghèo, đặc biệt khó khăn như ở miền núi phía Bắc địa hình chia cắt, đầu tư vào địa bàn này rất tốn kém, mất nhiều tiền, trong khi đó nguồn lực có hạn, khu vực miền Tây đầu tư hạ tầng tốn kém vì nền đất yếu, sình lầy. Ngoài ra, có một bộ phần người nghèo ỉ lại, trông chờ vào chính sách, chưa nỗ lực vương lên, hiệu quả giảm nghèo ở một số nơi còn hạn chế.
Người nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn và dân tộc thiểu số, khả năng tiếp nhận kỹ năng, kiến thức mới về cách làm giàu thoát nghèo cũng có những hạn chế. Họ tiếp nhận thụ hưởngtheo cách hỗ trợ cho không còn hỗ trợ có điều kiện đăng kí tham gia vay vốn để kinh doanh, sản xuất thì lại không muốn. Sự chủ động của người nghèo còn hạn chế.
Một số cơ chế chính sách hiện nay quá nhiều, dàn trải, chưa tích hợp, chưa hệ thống hóa lại giúp cho việc người dân tiếp nhận, thụ hưởng. Được biết, tổng số cơ chế chính sách liên quan đến giảm nghèo đang nằm ở 140 văn bản. Ngay bản thân cơ quan trung ương còn chưa nắm hết thì cán bộ thực thi, người nghèo khó có thể hiểu hết được các chính sách.
Ngoài ra, khi điều kiện kinh tế xã hội, giáo dục, y tế nâng lên, phát triển thì vấn đề tiếp cận nghèo cần thay đổi. Trước đây, chỉ lo có ăn có mặc, trong thời gian tới chúng ta phấn đấu nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo. Người nghèo được tiếp cận đảm bảo quyền an sinh, được tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, hỗ trợ người nghèo phát huy tốt nhất năng lực của mình như tạo dựng cơ sở hạ tầng, môi trường pháp lý, môi trường sống.
Những khó khăn tồn tại cần phải giải quyết đặc biệt, giải quyết trong bối cảnh mới, yêu cầu mới, dẫn đến mục tiêu và cách thức hành động mới.
Khuyến khích phát triển theo mô hình liên kết chuỗi sản phẩm
-Ông có thể giới thiệu một mô hình giảm nghèo hiệu quả có thể nhân rộng?
Mô hình giảm nghèo hiện nay có nhiều cách làm khác nhau. Trong đó có mô hình đưa bà con vào Hợp tác xã để cùng sản xuất một sản phẩm nông nghiệp như trồng khoai tây, trồng chè, trồng dược liệu, trồng ngô, trồng lạc…. Mô hình sản xuất phù hợp với đặc điểm tự nhiên và điều kiện khí hậu vùng đó để lựa chọn những sản phẩm nông nghiệp có thể sản xuất được. Sự tham gia không chỉ một hộ, hai hộ mà là sự tham gia của nhóm hộ dưới hình thức mô hình sản xuất hợp tác xã, doanh nghiệp và có thể kết nối với thị trường.
Tuy nhiên, khó khăn của người nghèo và của nông dân hiện nay là làm thế nào tìm được đầu ra cho các sản phẩm của người nghèo. Hiện nay, đang khuyến khích phát triển theo mô hình liên kết chuỗi sản phẩm, tức là sản phẩm gắn với tiêu thụ, sản phẩm gắn với đầu ra và bà con tham gia vào mô hình sản xuất chứ không còn là cách làm như trước đây chúng ta chỉ tập trung vào hỗ trợ từng cá thể, cá nhân. Có phân tích, đánh giá nguyên nhân nghèo của từng cá nhân nhưng hỗ trợ theo tổ đội nhóm và theo môi hình thì mới đảm bảo tính bền vững. Hộ nghèo tham gia mô hình và phải tuân thủ luật chơi, có người hỗ trợ và có người giám sát.
Nhiều mô hình còn thực hiện luân chuyển dòng vốn. Ví dụ hỗ trợ nghèo này nuôi bò hoặc sản xuất. Sau khi thu hồi vốn vay, luân chuyển vốn cho hộ nghèo khác, hộ nghèo khác làm tiếp tục luân chuyển vốn cho hộ nghèo khác trong tổ đội nhóm. Cách làm đòi hỏi cán bộ giảm nghèo vất vả, khó khăn hơn nhưng ý nghĩa và yêu cầu người nghèo chủ động, không cho không, bắt buộc phải làm, có vay phải có trả, có tham gia, có đóng góp. Sự nỗ lực của người nghèo đang từng bước thay đổi, mang tính chủ động hơn.
Theo ông Tô Đức, đầu tư cho giảm nghèo là đầu tư cho phát triển, không tiếp cận theo góc độ từ thiện, nhân đạo. |
- Hiện nay có 800 tổ chức phi chính phủ tại VN trong có 500 tổ chức hoạt động thường xuyên, trong đó có nhiều tổ chức hỗ trợ về phát triển và giảm nghèo. Ông có thể đánh giá và nhận xét về những hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ trong vấn đề giảm nghèo ở VN?
Trong giai đoạn vừa qua, các tổ chức phi chính phủ đóng vai trò hết sức quan trọng trong thực hiện chính sách giảm nghèo, hỗ trợ Việt Nam. Cụ thể, các tổ chức phi chính phủ đã đem các kinh nghiệm xu hướng tiến bộ của quốc tế vào Việt Nam; hỗ trợ cho Việt Nam về mặt kĩ thuật, thiết kế chính sách, chương trình; hỗ trợ tài chính và nhân lực. Tuy nhiên khi Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp thì số lượng các tổ chức phi chính phủ giảm đi, sự hỗ trợ giảm đi, khi kinh tế khó khăn nguồn lực cũng giảm đi. Ví dụ trong lĩnh vực giảm nghèo hiện nay không còn tổ chức phi chính phủ nào hỗ trợ.
Giảm nghèo cần tiếp cận dưới góc độ quyền con người để phát triển bền vững
- Theo ông, mục tiêu giảm nghèo giai đoạn tới 2021-2025, cần Chính phủ, Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ những gì?
Mục tiêu giảm nghèo muốn làm được, muốn có hiệu quả trước hết phải xác định đây là nhiệm vụ của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị. Xác định đầu tư cho giảm nghèo là đầu tư cho phát triển, không tiếp cận theo góc độ từ thiện, nhân đạo.
Ví dụ, một hộ gia đình nghèo, các cháu không được đi học, qua chính sách giảm nghèo, các cháu được đi học, và khi học xong các cháu được hỗ trợ học nghề, học được sinh kế. Chính các cháu trở thành lực lượng lao động đóng góp GDP cho đất nước, đem lại sự phát triển cho đất nước.
Nếu đầu tư cho các cháu chậm, khi các cháu lớn lên thất học, không có công ăn việc làm, kỹ năng nghề nghiệp khi đó nguồn lực đầu tư cho các cháu lại càng nhiều, trở thành vấn đề xã hội. Vì thế, đầu tư sớm, đầu tư đúng trở thành động lực phát triển, các cháu đóng góp tạo ra các giá trị sản phẩm cho xã hội. Từ đầu tư cho phát triển, nguồn ngân sách, nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo sẽ có những thay đổi. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý sử dụng phải đảm bảo tính minh bạch, tính hiệu quả, đúng đối tượng, trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào cho vùng nghèo, lõi nghèo, đầu tư phải đủ mạnh giúp người nghèo vươn lên chứ không phải dàn trải.
Trong giai đoạn mới, cần mở rộng đối tượng, hướng tới nhiều đối tượng trong xã hội hoàn cảnh khó khăn. Những người yếu thế, tổn thương được mở rộng phạm vi hỗ trợ hơn, mở rộng đối tượng hỗ trợ; phạm vi hỗ trợ rộng hơn; cách thức hỗ trợ đi tới yếu tố cá nhân nhiều hơn.
Tuy nhiên, phổ quát nhưng không có nghĩa là cào bằng. Một đối tượng có nhu cầu về y tế khác với đối tượng cần nhu cầu về giáo dục, khác với đối tượng cần vay vốn. Yếu tố cá nhân gắn với đặc điểm về khả năng lao động, về hoàn cảnh kinh tế xã hội, về năng lực, kiến thức, kỹ năng. Có yếu tố cá nhân từ đó mới chọn biện pháp giảm nghèo, hỗ trợ phù hợp.
Ngoài ra, tôi cũng mong muốn tổ chức quốc tế, tiếp tục song hành với các cơ quan Việt Nam trong việc nghiên cứu, xây dựng những chương trình, chính sách chung và vấn đề triển khai mô hình giảm nghèo hiệu quả nhân rộng cả nước. Từ đó, thúc đẩy phong trào không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu.
-Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
Phạm Lý
Xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững ở huyện vùng biên Xác định chương trình xây dựng nông thôn mới và gắn với giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, tạo động lực phát ... |
Nỗ lực giảm nghèo nơi ở vùng biên Bằng nhiều giải pháp tích cực của cấp ủy, chính quyền và nỗ lực vượt khó của đồng bào dân tộc công tác xóa đói ... |