Gia Lai có đặc sản gì nổi tiếng?
Bình Thuận nổi tiếng với đặc sản gì? Sóc Trăng có đặc sản gì nổi tiếng? Phú Quốc nổi tiếng với món bún lạ nào? |
Đặc sản ở Gia Lai
Hỏi:
Gia Lai có đặc sản bún gì nổi tiếng?
A. Bún chua
B. Bún ngọt
C. Bún chay
D. Bún cua thối
Đáp án:
D. Bún cua thối
Bún cua thối, hay bún mắm cua, là đặc sản nổi tiếng ở Gia Lai. Tuy nhiên, hương vị đặc trưng của món ăn này sẽ là "thử thách" với không ít người, nhất là những ai lần đầu thưởng thức vì... "quá kinh khủng". Người ta giã nhuyễn cua đồng, lọc lấy nước rồi ủ nước cua tươi khoảng một ngày đêm để lên men, chuyển màu đen, dậy mùi nồng thì đem chế biến thành nước dùng. Tô bún cua thối còn có thêm măng le, da heo chiên giòn, trứng, chả, bánh phồng tôm...
Bún cua thối (Ảnh: Báo Gia Lai). |
Món ăn nổi tiếng ở Gia Lai
Hỏi:
Ngoài bún cua thối, Gia Lai còn nổi tiếng với món ăn nào?
A. Phở chua Gia Lai
B. Phở hoành thánh Gia Lai
C. Phở khô Gia Lai
D. Phở vịt nấu măng Gia Lai
Đáp án:
C. Phở khô Gia Lai
Phở khô là đặc sản nức tiếng, du khách không thể bỏ qua khi đến phố núi Gia Lai. Món ngon này thường phục vụ với 2 tô riêng, ngoài tô sợi phở có thịt băm, hành phi, tóp mỡ... còn phải thêm tô nước dùng ngọt thanh, ấm nóng, hòa quyện hương vị thịt bò tái. Người ta cho tương đen, xì dầu vào phở khô rồi trộn đều lên để món ăn thêm đậm đà, bắt vị. Phở khô có thể ăn kèm rau thơm, giá sống, chanh, ớt... tùy ý thích.
Phở khô (Ảnh: Du lịch). |
Đặc sản độc nhất vô nhị ở Gia Lai
Hỏi:
Gia Lai có một loại đặc sản thuộc loại độc nhất vô nhị là gì?
A. Măng đắng
B. Muối kiến vàng
C. Ớt không cay
D. Không có đặc sản gì
Đáp án:
B. Muối kiến vàng
Loại muối độc nhất vô nhị làm từ loại kiến vàng rừng vùng Ayun Pa, Krông Pa (Gia Lai) nếu đã nếm qua hương vị hoang sơ này sẽ nhớ mãi không quên. Đến Gia Lai, du khách nên mua muối kiến vàng về làm quà hoặc ăn dần. Để làm món này, người dân phải đi tìm bắt kiến vàng, loài sống sâu trong rừng. Sau đó, đem rang sơ, rồi đem giã với ớt cay thật cay, cộng thêm vài loại lá rừng, muối hột, thế mà thành một thứ chấm thịt nướng tuyệt vời. Vị mặn riêng của kiến cùng với axit trong bụng chúng chua chua như muối và chanh kết hợp cái cay ớt, hăng hăng của thân kiến và nhiều lá lạ, rất cuốn hút.
Muối kiến vàng (Ảnh: Truyền hình du lịch). |
Hỏi:
Du khách khi đến với vùng đất này còn được thưởng thức một loại lẩu đặc trưng gì?
A. Lẩu lá cây rừng
B. Lẩu chua
C. Lẩu đắng
D. Lẩu me
Đáp án:
A. Lẩu lá cây rừng
Đến với Gia Lai đại ngàn, ngoài thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, con người thân thiện chắc chắn du khách sẽ còn cảm nhận được Tây Nguyên qua những chiếc lá. Đó không chỉ là hương vị mà thiên nhiên dành tặng cho con người mà còn là hương vị của quê hương, xứ sở thông qua món đặc sản của đồng bào Gia Lai đó là lẩu lá rừng. Mỗi loại lá đều được lựa chọn rất nghiêm ngặt, điều quan trọng nhất là chúng không có độc tố, không phản ứng lẫn nhau. Lẩu lá rừng chính là kinh nghiệm từ ngàn đời của đồng bào dân tộc bản địa được đúc kết. Mỗi loại lá đều chứa đựng trong mình những chất dinh dưỡng đặc biệt, có tác dụng tốt đối với sức khoẻ.
Cùng với các loại lá thì mắm thịt và nem thính được cuốn vào lá, vị cay cay nồng của lá tươi cộng với vị đậm của mắm thịt, vị khô của nem thính cho du khách nhiều cảm giác lạ.
Lẩu lá cây rừng (Ảnh: Ẩm thực). |
Món ăn mang hương vị của núi rừng ở Gia Lai
Hỏi:
Món ăn nào mang hương vị của núi rừng ở Gia Lai?
A. Bò nướng
B. Bò một nắng
C. Bò chua
D. Bò khô
Đáp án:
B. Bò một nắng
Bò một nắng cũng như những sản vật khác của miền cao thường tập trung về phố núi Krông Pa, một huyện cửa ngỏ miền núi tỉnh Gia Lai sát cạnh cao nguyên Sơn Hoà tỉnh Phú Yên. Và cao nguyên Sơn Hoà lại là đồng cỏ chuyên chăn nuôi bò nên món bò một nắng gặp đúng “địa lợi, nhân hoà” để phát triển và quảng bá xuống Tuy Hoà. Ban đầu hương vị bò một nắng còn đơn sơ, nhưng khi giao thoa với văn hoá ẩm thực miền xuôi nó trở nên đa vị hơn. Miếng bò mang hương vị của núi rừng trầm mặc đã trở nên đậm đà, phong phú bởi hơi hướm mặn mà khẩu vị xứ biển. Sự giao hoà miền núi và miền xuôi đó mà thành cái tên “bò một nắng hai sương”.
Để làm món bò một nắng, người ta chọn thịt đùi hoặc thịt thăn. Thịt bò được lạng theo chiều dọc sớ, lớn cỡ bàn tay dày non một phân, ướp mắm muối, tiêu, sả, bột ngọt, ớt hiểm rồi mang phơi nắng. Hôm nào trời quang, chỉ cần phơi một nắng là được; nếu nắng yếu hoặc trời mưa thì sấy bằng lò than. Sau khi phơi nắng hoặc sấy cứ một ký thịt còn khoảng 700 – 800g.
Bò một nắng (Ảnh: Food). |
Xem thêm
Tên gọi Buôn Ma Thuột có ý nghĩa gì? Buôn Ma Thuột hiện là tỉnh lỵ của Đắk Lắk, cũng là đô thị hạt nhân vùng Tây Nguyên, đóng vai trò quan trọng trong ... |
Biển Hồ là tên gọi khác của thắng cảnh nào ở Pleiku? Biển Hồ là một địa danh được nhắc đến trong bài hát “Đôi mắt Pleiku” của nhạc sĩ Nguyễn Cường: “Em đẹp thế Pleiku ơi, ... |
Nhà thờ nào ở Đà Lạt (Lâm Đồng) thường được gọi là nhà thờ Con Gà? Nhà thờ Con Gà là một trong những kiến trúc tiêu biểu, cổ xưa nhất ở thành phố sương mù, thu hút nhiều du khách ... |
Bảo tàng rắn đầu tiên ở Việt Nam nằm tại tỉnh nào? Chắc hẳn nhiều người không biết tại Việt Nam có một bảo tàng rắn và nơi đây sở hữu rất nhiều tiêu bản của các ... |