"Em vui" giúp trẻ em, thanh niên dân tộc thiểu số kiến thức, kỹ năng phòng tránh tảo hôn và mua bán người
Việt Nam tiếp tục quan tâm, đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng tiến bộ; các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp, đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội và được bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật. Điều này đã được thể hiện rõ ràng và tập trung trong Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG). |
UNFPA khởi động dự án giảm tình trạng tử vong mẹ tại các vùng dân tộc thiểu số tại Việt Nam Ngày 24/9, tại Tòa nhà Xanh Liên Hiệp Quốc, Quỹ Dân số Liên hiệp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam, Merck Sharp & Dohme (MSD) tại Việt nam, MSD for Mothers (MSD vì các bà mẹ) và Bộ Y tế Việt Nam đã tổ chức lễ ký kết và khởi động Dự án “Không để ai bị bỏ lại phía sau: các can thiệp đổi mới sáng tạo nhằm giảm tình trạng tử vong mẹ vùng dân tộc thiểu số tại Việt Nam”. |
Tại điểm cầu Hà Nội có sự tham gia của bà Audrey Anne Rochelemagne, Tuỳ viên, Phòng Quản trị và Pháp quyền, Phái đoàn liên minh Châu Âu tại Việt Nam, đại diện Cục Trẻ em thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, ông Hoàng Minh Tiến Phó Cục Trưởng Cục An toàn Thông tin-Bộ Thông tin và Truyền thông, và bà Nguyễn Hồng Huệ Phó Vụ Trưởng Vụ Dân tộc Thiểu số - Ủy ban Dân tộc. Tại 4 điểm cầu của 4 tỉnh Dự án là đại diện của Chính quyền và các cơ quan hữu quan các cấp, các thầy cô giáo nhà trường cùng đại diện của nhóm đối tượng đích của dự án là các em thanh thiếu niên dân tộc thiểu số.
Các đại biểu tham dự hội thảo trực tuyến ra mắt nền tảng kỹ thuật số "Em vui". |
"Em Vui" là không gian kỹ thuật số nhằm trang bị cho trẻ em gái, trẻ em trai và nam nữ thanh niên dân tộc thiểu số kiến thức và kỹ năng để các em có thể chủ động và tự tin phòng tránh tảo hôn và nạn mua bán người. "Em Vui" được xây dựng như một diễn đàn thân thiện và tin cậy với nhiều thông tin bổ ích và lý thú để các bạn thanh thiếu niên tham gia học tập, giao lưu và chia sẻ kiến thức; "Em Vui" còn là một không gian mở hướng đến sự kết nối và thu hút sự tham gia của các cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan cùng sử dụng và lan tỏa các thông điệp, kiến thức hữu ích cho các bạn thanh thiếu niên ở khắp mọi miền đất nước. Đây cũng là một diễn đàn đối thoại giữa các em thanh thiếu niên dân tộc thiểu số với các nhà hoạch định và quản lý thực hiện chính sách từ các cơ quan của Chính phủ.
"Em Vui" là một hoạt động trong khuôn khổ Dự án “Tăng cường nhận thức của trẻ em, thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số” (EMPoWR) do Phái đoàn Liên minh Châu Âu và Tổ chức Plan International tại Bỉ đồng tài trợ, được Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) phối hợp thực hiện với Tổ chức Plan International tại Việt Nam với sự hợp tác của Cục Trẻ em – Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và các cơ quan khác.
Dự án được triển khai tại 11 huyện, 52 xã của 4 tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Quảng Bình và Quảng Trị trong 3 năm từ 2020 đến 2023. Mục tiêu chính của Dự án là hỗ trợ các em nam nữ thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (từ 10 đến 24 tuổi) sẽ sử dụng không gian kỹ thuật số để tìm hiểu kiến thức về mạng xã hội và các kỹ năng an toàn trực tuyến, cũng như các kiến thức về tảo hôn, mua bán người để tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ.
Phát biểu khai mạc lễ ra mắt, bà Audrey Anne Rochelemagne, Tuỳ viên, Phòng Quản trị và Pháp quyền, Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam đã nhấn mạnh: “Ngăn chặn và chấm dứt mọi hình thức bạo lực đối với em gái và phụ nữ là điều kiện tiên quyết nhằm thúc đẩy, bảo vệ và thực thi đầy đủ quyền con người và đảm bảo bình đẳng giới vì xã hội vững mạnh hơn, công bằng hơn và bền vững hơn. Chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới và bạo lực tình dục, cũng như chấm dứt nạn tạo hôn và mua bán người là những cam kết hành động mạnh mẽ của Liên minh Châu Âu tại Việt Nam”.
Chia sẻ của Tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng ISDS, Giám đốc dự án EMPoWR: “Chúng tôi hy vọng "Em Vui" sẽ là người bạn đồng hành tin cậy, giúp các bạn thanh thiếu niên lớn lên và trưởng thành một cách an toàn và khoẻ mạnh hơn. "Em Vui" cũng chào đón các cá nhân, tổ chức và cơ quan hữu quan ở các cấp tham gia sử dụng các thông tin được cung cấp tại đây, lan toả các thông điệp và kiến thức hữu ích cho thanh thiếu niên ở khắp mọi miền đất nước”.
Phát biểu của đại diện Plan International Việt Nam, bà Lê Quỳnh Lan, Quản lý Tác động Chương trình và Đối tác đã khẳng định: “Mục tiêu chương trình 5 năm tới của Plan tại Việt Nam là đồng hành cùng cơ quan chính phủ, các nhà tài trợ, gia đình, cộng đồng để hỗ trợ 2 triệu em gái học tập, dẫn dắt, quyết định và tỏa sáng. Dự án tăng cường nhận thức của trẻ em, thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về mua bán người và tảo hôn thông qua công nghệ số với sản phầm chính là nền tảng Trực tuyến EMVUI, sẽ cùng với các dự án khác sẽ giúp hiện thực hóa cam kết của tổ chức Plan trong lĩnh vực thúc đẩy Bình đẳng giới và Bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em sinh sống tại các vùng dân tộc thiểu số”
Trong thời gian chạy thử và hoàn thiện, từ ngày 15/7 đến 15/9/2021, Nền tảng trực tuyến "Em Vui" đã có: Hơn 30 video và tài liệu về các kiến thức liên quan đến an toàn trên mạng, sức khoẻ sinh sản, phòng chống tảo hôn và mua bán người…;170 người đăng ký thành viên; 5745 lượt truy cập; Hơn 6000 lượt tương tác, bình luận, tham gia các bài học, tải tài liệu… Ngoài ra, 06 kênh mạng xã hội của "Em Vui" đã đăng tải gần 100 bài, thu hút được nhiều sự quan tâm của những người tham gia mạng xã hội trên cả nước.
Thời gian qua, "Em Vui" đã được thiết kế và hoàn thiện trên nền tảng website https://emvui.vn, ứng dụng điện thoại và 06 kênh mạng xã hội cùng tên là Facebook, Tiktok, Zalo, Youtube, Instagram và Twitter. Ở giai đoạn thử nghiệm "Em Vui" đã nhận được sự tham gia trải nghiệm và hưởng ứng của nhiều người, trong đó có các em thanh thiếu niên dân tộc thiểu số tại các địa bàn dự án.
Em Nữ, người H’Mông ở Lai Châu, cho biết: “Em đã cài và sử dụng "Em Vui" được gần một tháng. Em thấy "Em Vui" có rất nhiều bài học bổ ích lồng ghép trong các phim hoạt hình nhiều tập, với nhiều hình ảnh cuộc sống gần gũi và những câu chuyện thú vị về các bạn thanh thiếu niên dân tộc thiểu số. Học kiến thức kiểu này em thấy tiếp thu rất nhanh mà lại vui”.
Tại buổi ra mắt, các đại biểu rất quan tâm đến nội dung, hình thức và cách hoạt động của "Em Vui" và đưa ra nhiều bình luận xác đáng cũng như những gợi ý để "Em Vui" được hoàn thiện hơn, thân thiện và hiệu quả hơn không chỉ đối với các em thanh thiếu niên dân tộc thiểu số ở những vùng dự án, mà còn được đón nhận trên phạm vi cả nước.
Việt Nam nỗ lực thực thi Công ước CERD, đảm bảo quyền cho người dân tộc thiểu số Gia nhập Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) vào năm 1982, Việt Nam tuân thủ các nguyên tắc, quy định chính của Công ước, nội luật hóa và hiện thực hóa các nguyên tắc và tiêu chuẩn về quyền phổ biến và đặc thù của dân tộc thiểu số trong quản lý nhà nước và trong các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. |
WWO hỗ trợ trẻ em và thanh thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt tại Cần Thơ Ngày 17/9, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Cần Thơ (Liên hiệp Cần Thơ) cho biết, UBND thành phố Cần Thơ vừa phê duyệt dự án “Hỗ trợ trẻ em và thanh thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt tại thành phố Cần Thơ”, do Tổ chức Worldwide Orphans Foundation (WWO) tài trợ. |