Trang chủ Nhân quyền - Góc nhìn thời đại
15:40 | 24/09/2021 GMT+7

UNFPA khởi động dự án giảm tình trạng tử vong mẹ tại các vùng dân tộc thiểu số tại Việt Nam

aa
Ngày 24/9, tại Tòa nhà Xanh Liên Hiệp Quốc, Quỹ Dân số Liên hiệp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam, Merck Sharp & Dohme (MSD) tại Việt nam, MSD for Mothers (MSD vì các bà mẹ) và Bộ Y tế Việt Nam đã tổ chức lễ ký kết và khởi động Dự án “Không để ai bị bỏ lại phía sau: các can thiệp đổi mới sáng tạo nhằm giảm tình trạng tử vong mẹ vùng dân tộc thiểu số tại Việt Nam”.
Mường Chà (Điện Biên) chú trọng phát triển cán bộ nữ đồng bào dân tộc thiểu số Mường Chà (Điện Biên) chú trọng phát triển cán bộ nữ đồng bào dân tộc thiểu số
Là huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Điện Biên, Mường Chà có trên 94% dân số là dân tộc thiểu số. Do vậy, công tác đào tạo, quy hoạch và sử dụng cán bộ người dân tộc thiểu số là nữ luôn được huyện Mường Chà quan tâm thực hiện và đạt những kết quả tích cực.
Australia tài trợ cho bốn dự án chuyển đổi số tại Việt Nam Australia tài trợ cho bốn dự án chuyển đổi số tại Việt Nam
Mới đây, Chính phủ Australia công bố tài trợ gần 1,4 triệu AUD (đô la Úc) cho 4 dự án ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực chuyển đổi số của Việt Nam. Đây là vòng tài trợ thứ ba của Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Australia (Aus4Innovation) hợp tác với Bộ KH&CN.

Tham dự lễ ký kết có bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam; bà Jennifer Cox, Tổng Giám đốc của Merck Sharp & Dohme – MSD HH tại Việt Nam - công ty dược phẩm sinh học hàng đầu thế giới và TS. Mary-Ann Etiebet, đại diện cho quỹ MSD cho các bà mẹ (MSD for Mothers).

UNFPA khởi động dự án giảm tình trạng tử vong mẹ tại các vùng dân tộc thiểu số tại Việt Nam
Các đại diện các tổ chức tại buổi lễ.

Những phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai ở 60 xã dân tộc thiểu số thuộc vùng sâu, vùng xa của sáu tỉnh khó khăn nhất bao gồm Bắc Cạn, Lai Châu, Sơn La, Đắc Nông, Kon Tum và Gia Lai, sẽ được hưởng lợi từ các can thiệp đổi mới sáng tạo nhằm ngăn chặn tình trạng tử vong mẹ khi có thể phòng ngừa được. Đây là mục tiêu quan trọng của dự án “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Các can thiệp đổi mới sáng tạo nhằm giảm tình trạng tử vong mẹ tại các vùng dân tộc thiểu số tại Việt Nam” của UNFPA.

Dự án do MSD for Mothers và MSD Việt Nam tài trợ với số tiền 1,2 triệu USD là một trong những sáng kiến ​​quan trọng nhất nhằm giảm tình trạng tử vong mẹ vùng dân tộc thiểu số tại sáu tỉnh thuộc khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên thông qua các can thiệp đổi mới sáng tạo, chú trọng vào những nhu cầu đặc biệt của phụ nữ dân tộc thiểu số, đây là những đối tượng có nguy cơ bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển bền vững của đất nước.

UNFPA sẽ phối hợp thực hiện dự án với Bộ Y tế, Sở Y tế sáu tỉnh dự án và các tổ chức xã hội dân sự trong nước trong giai đoạn từ 1/9/2021 đến 30/9/2024. Ngoài đóng góp tài chính từ MSD for Mothers và MSD Việt Nam, UNFPA cam kết tài trợ riêng cho dự án với số tiền 810.000 USD, nâng tổng số tiền tài trợ lên 2.010.000 USD.

Việt Nam đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc cải thiện sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của người dân trong vòng 20 năm qua, và là một trong sáu quốc gia duy nhất trên thế giới đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 5 (MDG5) về giảm tình trạng tử vong mẹ vào năm 2015. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại sự chênh lệch và bất bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục giữa các dân tộc và vùng miền. Các bằng chứng hiện tại cho thấy mặc dù tỷ lệ tử vong mẹ ở cấp quốc gia đã giảm xuống còn 46 ca tử vong trên 100.000 trẻ đẻ sống, nhưng tỷ lệ này vẫn ở mức cao với 100-150 ca tử vong trên 100.000 trẻ đẻ sống ở các vùng miền núi và vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên.

Trong số các ca tử vong mẹ tại khu vực Trung Du và Miền núi phía Bắc, phụ nữ thuộc nhóm dân tộc thiểu số dễ bị tổn thương chiếm tỷ lệ rất cao, ví dụ như phụ nữ dân tộc Hmông chiếm 60% và phụ nữ dân tộc Thái chiếm 17%. Tại khu vực này, tỷ số tử vong mẹ ở các bà mẹ là người dân tộc Hmông cao gấp 7 lần so với phụ nữ dân tộc Kinh. Hơn một nửa số ca tử vong mẹ xảy ra tại các bệnh viện tuyến huyện và tỉnh do năng lực quản lý các biến chứng thai sản của các cơ sở y tế vẫn còn hạn chế. Ngoài ra, vị trí địa lý xa xôi, khó tiếp cận, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, rào cản văn hóa và hiểu biết hạn chế về các biến chứng thai sản cũng là những nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong mẹ gia tăng.

Mục tiêu của dự án nhằm tăng cường khả năng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục toàn diện, có chất lượng và tự nguyện cho đồng bào dân tộc thiểu số; nâng cao năng lực quản lý cấp cứu sản khoa ở các khu vực miền núi; và xây dựng mạng lưới cô đỡ thôn bản ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Dự án cũng sẽ lồng ghép biện pháp phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh COVID-19 vào chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục hiện có. Trong bối cảnh chuyển đổi kỹ thuật số, các can thiệp đổi mới sáng tạo cũng bao gồm các can thiệp chăm sóc sức khỏe từ xa, trong đó có các ứng dụng điện thoại thông minh sử dụng internet để cải thiện việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục ở các vùng dân tộc thiểu số. Dự án cũng sẽ thực hiện giáo dục sức khỏe theo hướng đổi mới sáng tạo và huy động sự tham gia của cộng đồng nhằm thúc đẩy việc sinh con an toàn trong cộng đồng dân tộc thiểu số.

Phát biểu tại sự kiện, bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam nhấn mạnh rằng việc ký kết khởi động Dự án do MSD for Mothers và MSD Việt Nam tài trợ là một bước tiến đánh dấu công tác hỗ trợ của UNFPA cho phụ nữ và trẻ em gái, đặc biệt là những đối tượng ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa tại Việt Nam.

UNFPA khởi động dự án giảm tình trạng tử vong mẹ tại các vùng dân tộc thiểu số tại Việt Nam
Bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.

Bà Naomi chia sẻ: “Việc ký kết khởi động Dự án ngày hôm nay thể hiện cam kết của UNFPA trong việc tiếp tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đảm bảo quyền và sự lựa chọn cho tất cả mọi người, đồng thời đảm bảo cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục có chất lượng để ngăn chặn tình trạng tử vong mẹ, góp phần vào nỗ lực đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam vào năm 2030”.

Trong khi đó, bà Jennifer Cox, Tổng Giám đốc của MSD HH tại Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi tự hào được hợp tác với Quỹ Dân số Liên hợp quốc UNFPA- một đối tác lâu năm- để khởi động chương trình MSD cho các bà mẹ “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, đầu tư vào các can thiệp đổi mới sáng tạo nhằm giảm tử vong mẹ ở các vùng dân tộc thiểu số tại Việt Nam, hướng tới đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc. Chúng tôi tin rằng dự án này sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho phụ nữ Việt Nam và tạo nền tảng để phát triển cộng đồng và xã hội cho các thế hệ mai sau.”

Ông Nguyễn Đức Vinh, Vụ trưởng Vụ Chăm sóc Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế khẳng định sự ủng hộ của Bộ Y tế đối với dự án. Ông cũng cho biết: “Cải thiện tình trạng sức khỏe của những đối tượng bị bỏ lại phía sau, bao gồm cả người dân tộc thiểu số, là trọng tâm trong chương trình nghị sự về phát triển của Chính phủ. Những bài học kinh nghiệm và thực hành tốt nhất rút ra từ sáng kiến này sẽ giúp Bộ Y tế triển khai hiệu quả Kế hoạch hành động quốc gia về sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai đoạn 2021-2025 với tầm nhìn đến năm 2030, nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững về chăm sóc sức khỏe”.

UNFPA, với tư cách là cơ quan hàng đầu của Liên Hợp Quốc về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục, đang nỗ lực hướng tới mục tiêu giúp Việt Nam trở thành quốc gia không có ca tử vong mẹ khi có thể phòng ngừa được, không có nhu cầu về kế hoạch hóa gia đình nào không được đáp ứng, và không còn bạo lực trên cơ sở giới và không có bất cứ thực hành nào có hại đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Việt Nam nỗ lực thực thi Công ước CERD, đảm bảo quyền cho người dân tộc thiểu số Việt Nam nỗ lực thực thi Công ước CERD, đảm bảo quyền cho người dân tộc thiểu số
Gia nhập Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD) vào năm 1982, Việt Nam tuân thủ các nguyên tắc, quy định chính của Công ước, nội luật hóa và hiện thực hóa các nguyên tắc và tiêu chuẩn về quyền phổ biến và đặc thù của dân tộc thiểu số trong quản lý nhà nước và trong các Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
Nhiều chương trình dạy nghề, khởi nghiệp giúp phụ nữ dân tộc thiểu số ở Hà Giang thoát nghèo Nhiều chương trình dạy nghề, khởi nghiệp giúp phụ nữ dân tộc thiểu số ở Hà Giang thoát nghèo
Những năm qua, để đồng hành với phụ nữ dân tộc thiểu số trong công tác giảm nghèo, tỉnh Hà Giang đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ dạy nghề, khởi nghiệp, tạo điều kiện cho chị em học tập, lao động và vươn lên trong cuộc sống.
Thu Hoài
Nguồn:

Tin bài liên quan

Cần Thơ phấn đấu đến 2030 không còn hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số

Cần Thơ phấn đấu đến 2030 không còn hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số

Đó là một trong những mục tiêu được Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) thành phố Cần Thơ lần thứ IV năm 2024 đề ra nhằm thực hiện công tác, chính sách dân tộc giai đoạn 2024 -2029 trên địa bàn thành phố.
Sóc Trăng cần tập trung xây dựng, vun đắp khối đại đoàn kết các dân tộc

Sóc Trăng cần tập trung xây dựng, vun đắp khối đại đoàn kết các dân tộc

Ngày 18/8, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng lần thứ IV năm 2024 đã chính thức khai mạc với sự tham dự của 260 đại biểu đại diện cho hơn 424.000 đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội, đánh dấu chặng đường phát triển mới của cộng đồng các dân tộc thiểu số tỉnh Sóc Trăng.
Phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

Phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một

Mới đây, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch (VHTTDL) đã ban hành quyết định số 2062 /QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức chương trình hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi, bảo tồn, phát huy văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một tại tỉnh Kon Tum, Điện Biên, Quảng Bình và Lâm Đồng.

Các tin bài khác

Mở cổng đăng ký giải chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Mở cổng đăng ký giải chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái

Giải chạy “Vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” sẽ là “điểm hẹn” của các cá nhân, gia đình, các nhóm cộng đồng cùng tham gia chạy và lan tỏa những thông điệp tích cực của tôn trọng, yêu thương, không có bạo lực giới.
PALS dành hơn 4,8 tỷ đồng cấp học bổng SEEDS cho 266 học sinh, sinh viên nghèo tại Quảng Trị

PALS dành hơn 4,8 tỷ đồng cấp học bổng SEEDS cho 266 học sinh, sinh viên nghèo tại Quảng Trị

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Quyết định số 2548/QĐ-UBND ngày 22/10/2024 về việc phê duyệt văn kiện Chương trình học bổng SEEDS giai đoạn 2024-2026 cho 266 học sinh, sinh viên nghèo hiếu học của tỉnh Quảng Trị do Tổ chức Pacific Links Foundation (PALS) tài trợ hơn 4,8 tỷ đồng.
Đại biểu Quốc hội đề xuất tăng cường hỗ trợ nạn nhân mua bán người

Đại biểu Quốc hội đề xuất tăng cường hỗ trợ nạn nhân mua bán người

Ngày 22/10, trong khuôn khổ chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về những nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Các đại biểu cơ bản đồng thuận với nhiều nội dung của dự thảo, nhưng cũng đề nghị cần bổ sung, rà soát kỹ các điều khoản để đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ và khả thi, nhằm hoàn thiện dự thảo để trình Quốc hội thông qua vào cuối kỳ họp.
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày

Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) chọn trình Thủ tướng Chính phủ phương án nghỉ Tết kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Đọc nhiều

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày thành lập Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày thành lập Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân

Từ ngày 24 đến 26/10, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân từ đất liền đến đảo xa đã tổ chức nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày thành lập Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân (26/10/1975 - 26/10/2024).
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2024-2029: đổi mới vì hội nhập và phát triển

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2024-2029: đổi mới vì hội nhập và phát triển

Ngày 25/10 tại Đà Nẵng, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Đà Nẵng tổ chức Đại hội đại biểu khoá VI, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Ông Nguyễn Ngọc Bình tái đắc cử Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố nhiệm kỳ mới.
Chủ tịch VUFO Phan Anh Sơn tiếp Đại sứ Triều Tiên

Chủ tịch VUFO Phan Anh Sơn tiếp Đại sứ Triều Tiên

Ngày 24/10 tại Hà Nội, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) Phan Anh Sơn đã tiếp Đại sứ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tại Việt Nam Ri Sung Guk đến chào xã giao nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.
Dấu chân quân tình nguyện Việt Nam trên đất Lào: tình hữu nghị thắm đượm máu và hoa

Dấu chân quân tình nguyện Việt Nam trên đất Lào: tình hữu nghị thắm đượm máu và hoa

Ngày 25/10 tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng chủ trì, tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam giúp cách mạng Lào - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm”.
Chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 49 năm ngày thành lập Vùng 4 Hải quân

Chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 49 năm ngày thành lập Vùng 4 Hải quân

Ngày 26/10, tại TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức tham quan, học tập truyền thống, nhân dịp kỷ niệm 49 năm thành lập Vùng 4 Hải quân (26/10/1975 – 26/10/2024).
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày thành lập Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày thành lập Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân

Từ ngày 24 đến 26/10, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân từ đất liền đến đảo xa đã tổ chức nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày thành lập Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân (26/10/1975 - 26/10/2024).
Bệnh xá đảo Sinh Tồn cấp cứu ngư dân bị đột quỵ não

Bệnh xá đảo Sinh Tồn cấp cứu ngư dân bị đột quỵ não

Ngày 25/10, Bệnh xá đảo Sinh Tồn, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân (huyện Trường Sa, Khánh Hòa) đã tiếp nhận và điều trị cho 1 ngư dân quê Bình Định đột quỵ não.
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
infographics nobel 2024 giai nobel hoa binh ton vinh to chuc nihon hidankyo cua nhat ban
infographics 70 nam giai phong thu do ha noi danh gan 100 ty dong tham hoi tang qua doi tuong chinh sach
infographics viet nam dong gop tich cuc chu dong trach nhiem trong cong dong phap ngu
inforgraphics phong chong dich benh mua mua bao
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Các địa phương chủ động ứng phó với bão số 6

Các địa phương chủ động ứng phó với bão số 6

Chủ động ứng phó với bão số 6, nhiều địa phương triển khai hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa, kêu gọi và sắp xếp neo đậu tàu thuyền trước khi bão số 6 đổ bộ vào đất liền.
Thời tiết hôm nay (24/10): Hà Nội ít mây, ngày nắng, đêm không mưa

Thời tiết hôm nay (24/10): Hà Nội ít mây, ngày nắng, đêm không mưa

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 24/10, ít mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc cấp 2. Sáng sớm và đêm trời lạnh.
Bão TRAMI di chuyển nhanh vào biển Đông có khả năng trở thành bão số 6 năm 2024

Bão TRAMI di chuyển nhanh vào biển Đông có khả năng trở thành bão số 6 năm 2024

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự kiến khoảng ngày 24/10, bão TRAMI sẽ di chuyển vào Biển Đông và trở thành bão số 6 hoạt động trên Biển Đông trong năm 2024.
Thời tiết hôm nay (23/10): Không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam

Thời tiết hôm nay (23/10): Không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin, ngày 23/10, bộ phận không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam gây ảnh hưởng đến khu vực từ Bắc Bắc Bộ đến Trung Trung Bộ.
Thời tiết hôm nay (22/10): Bắc Bộ đón không khí lạnh, mưa rào và dông rải rác

Thời tiết hôm nay (22/10): Bắc Bộ đón không khí lạnh, mưa rào và dông rải rác

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay bộ phận không khí lạnh đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam. Chiều 22/10, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực vùng núi phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.
Thời tiết hôm nay (21/10): Hà Nội có mây, có lúc có mưa, mưa rào và dông

Thời tiết hôm nay (21/10): Hà Nội có mây, có lúc có mưa, mưa rào và dông

Thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho hay, thời tiết Hà Nội hôm nay ngày 21/10 có mây, có lúc có mưa, mưa rào và dông. Gió đông cấp 2-3.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động