Việt Nam tiếp tục quan tâm, đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Lập Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định 1558/QĐ-TTg thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Chương trình). |
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành được phân công giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030. |
Nhiều chủ trương, chính sách quan tâm tới đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo đảm quyền cho người DTTS, đã được thể hiện rõ trong Hiến pháp, các đạo luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến DTTS. Trong những năm qua, Đảng và nhà nước, các cấp, các ngành, cả hệ thống chính trị đã dành sự quan tâm đặc biệt; đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Hệ thống cơ sở hạ tầng KTXH được đầu tư khá đồng bộ; giáo dục, y tế được quan tâm, an sinh xã hội được đảm bảo; công cuộc xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả to lớn, đời sống của nhân dân vùng đồng bào DTTS&MN được nâng lên rõ rệt; kinh tế, xã hội phát triển, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, vị thế đất nước trên trường quốc tế được nâng lên, niềm tin của nhân dân nhất là đồng bào DTTS đối với Đảng và nhà nước không ngừng được cùng cố và tăng cường.
Nhân dân các dân tộc trên địa bàn thành phố Hòa Bình cập nhật thông tin qua báo Đảng địa phương. Ảnh: H.T |
Điểm nhấn có tính lịch sử là Bộ Chính trị chỉ đạo Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội thông qua Đề án tổng thể (Nghị quyết số 88/2019/QH14) và phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2030 (Nghị quyết số 120/2020/QH14) (sau đây gọi tắt là CTMTQG). Sự kiện này là mốc son đỏ trong lịch sử công tác dân tộc, được cán bộ, đảng viên và đồng bào DTTS đón nhận như một luồng sinh khí mới, kỳ vọng sẽ tạo nên bước ngoặt đột phá mới trong công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước nhằm bảo đảm thực hiện tốt nhất quyền của người DTTS trong tình hình mới.
Bảo đảm các quyền con người cơ bản cho đồng bào DTTS
Để đảm bảo các quyền kinh tế cho người dân vùng DTTS&MN, CTMTQG tập trung vào khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng, đổi mới sáng tạo đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội; giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả nước; quy hoạch, sắp xếp ổn định dân cư, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng KTXH đồng bộ, liên vùng, kết nối với các vùng phát triển.
Với các mục tiêu cụ thể về thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020 (đến năm 2025) và bằng ½ bình quân chung của cả nước (đến năm 2030); Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS mỗi năm giảm trên 3% (đến năm 2025) và giảm xuống dưới 10%, cơ bản không còn các xã thôn ĐBKK; 70% số xã vùng đồng bào DTTS&MN đạt chuẩn nông thôn mới (đến năm 2030); 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất cho đồng bào;… (đến năm 2025); Trên 85% số xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có đủ cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của người dân (đến năm 2030);… |
Với 4 nhóm nhiệm vụ giải pháp đầu tiên tập trung vào phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS&MN trên các lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng và thương mại, du lịch, dịch vụ, CTMTQG đã thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong phát triển kinh tế vùng DTTS&MN một cách bền vững và căn cơ… Việc thực hiện tốt quyền phát triển kinh tế cho người dân vùng DTTS&MN còn tác động tích cực đến việc thực hiện các quyền văn hóa, xã hội, các quyền dân sự chính trị, bảo đảm ổn định vùng phên dậu của đất nước.
Chính phủ triển khai thực hiện Đề án tổng thể phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Ảnh: Minh họa |
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho người DTTS
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho người DTTS, trong đó có các chính sách bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm cho người DTTS gặp nhiều khó khăn do người DTTS thường sống tại các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa; số cán bộ, trang thiết bị và kinh phí tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn hạn chế. Do đó, CTMTQG còn tập trung vào truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS&MN… đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ phát triển KTXH và đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào DTTS&MN.
CTMTQG cũng đưa ra nhiệm vụ tăng cường hợp tác quốc tế, đối ngoại quân sự, đối ngoại biên phòng, đối ngoại công an với các nước Lào, Campuchia, Trung Quốc để đấu tranh với các hoạt động ly khai, tự trị dân tộc, vượt biên trái phép; đảm bảo an ninh, trật tự tuyến biên giới; phòng chống tội phạm về ma túy, “buôn bán người”; phòng chống khủng bố...
Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền cho người DTTS. Hệ thống văn bản pháp luật, chính sách của Việt Nam được xây dựng và phù hợp với các quy định trong luật pháp quốc tế. Việt Nam tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách, huy động nguồn lực phát triển bảo đảm bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào DTTS. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa.