Doanh nghiệp dệt may tiếp tục gặp khó
Doanh nghiệp dệt may tiếp tục gặp khó |
Báo cáo của Bộ Công Thương cho biết, do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung ảnh hưởng tới tỉ giá giữa các đồng tiền, giá hàng hóa gia công tại Việt Nam cao hơn so với một số nước trong khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc dẫn tới ảnh hưởng đến các đơn hàng xuất khẩu, đặc biệt với nhóm hàng dệt may.
Theo đó, một số doanh nghiệp số đơn hàng mới chỉ bằng khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2018. Đặc biệt, việc tiêu thụ sợi và nguyên phụ liệu gặp rất nhiều khó khăn vì thị trường xuất khẩu chủ lực là Trung Quốc (chiếm 60%) cắt giảm lượng nhập hàng.
Trong khi đó, mặt hàng may mặc cũng gặp tình trạng sụt giảm đơn hàng. Nếu như trong năm 2018, tới thời điểm giữa năm, nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành đã có đơn hàng đến hết năm, thì thời điểm năm 2019 chỉ ký được các đơn hàng có số lượng nhỏ và ký theo tháng. Tâm lý chung của người mua đều lo ngại cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ leo thang, nên các đơn hàng bị “chia nhỏ” thay vì đặt số lượng lớn như những năm trước.
Tính đến thời điểm hiện tại, theo báo cáo củaBộ Công Thương, 8 tháng đầu năm 2019, vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 412,8 triệu m2, tăng 10,5%; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 786,8 triệu m2, tăng 9,9%; quần áo mặc thường ước đạt 3.359,5 triệu cái, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 8 tháng ước đạt 21,7 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), thừa nhận từ quý IV/2018 đến nay, ngành dệt may chịu nhiều tổn thất do ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Trong đó, xuất khẩu sợi vào Trung Quốc giảm mạnh do sức mua của các nhà sản xuất ở đây giảm. Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại cũng đang tạo sức ép cho nguồn cung của ngành dệt may Việt Nam với việc các doanh nghiệp dệt may đang phải trả chi phí cao hơn để mua vải từ Trung Quốc trong khi vẫn phải chịu áp lực giảm giá từ các đơn hàng xuất khẩu.
Huawei tiếp tục "gặp hạn" với chính phủ Mỹ Huawei Technologies Co Ltd đang bị chính quyền Mỹ điều tra về cáo buộc "ăn cắp" công nghệ của các đối thủ. |
Vinamilk liên tục nằm trong top doanh nghiệp niêm yết xuất sắc của Việt Nam và châu Á Vừa qua, Công ty cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk đã được Forbes Việt Nam đánh giá là Công ty niêm yết tốt nhất ... |
Trừng phạt Huawei, doanh nghiệp Mỹ cũng chịu nhiều thiệt hại Sau khi ra những đòn trừng phạt Huawei, chính quyền Mỹ đã khiến các công ty của nước này chịu thiệt hại nặng nề về ... |
Doanh nghiệp Việt Nam "rộng đường" tại thị trường Uruguay Biên bản ghi nhớ về hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Uruguay vừa được ký mới đây sẽ giúp nhiều doanh nghiệp trong nước ... |
Kiểm tra gần 30 doanh nghiệp liên quan đến vụ Asanzo Cơ quan Hải quan đã nhận được danh sách 51 doanh nghiệp đầu vào bán hàng, linh kiện cho Asanzo do báo chí và Bộ ... |