Công bố kết quả xác minh 58 DN có giao dịch với Asanzo
Asanzo thông báo tạm dừng hoạt động kinh doanh Ông Tam Asanzo kể thời hàn vi, mong vượt qua "tâm bão" Công an, Hải quan, Ban chỉ đạo 389...làm rõ đúng sai của Asanzo |
Mới đây, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) đã ra thông báo về việc kiểm tra, xác minh vụ việc Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo (Công ty Asanzo) bị nghi là bóc tem Trung Quốc để gắn mác hàng Việt Nam.
Theo đó, qua kiểm tra hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty Asanzo, từ 20/10/2016 đến 30/6/2019, Công ty Asanzo đã làm 26 tờ khai hải quan nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu 171 triệu đồng.
Mặt hàng nhập để làm hàng mẫu (không thanh toán), bao gồm: Bảng mạch điện tử lắp ráp ti vi, cáp tín hiệu, lo go bằng kim loại, tấm LCD mẫu, bo mạch điện tử xử lý tín hiệu ti vi;…Trên tờ khai hải quan khai hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc.
Công ty Asanzo không phát sinh hoạt động bán hàng hóa ra nước ngoài mà chỉ phát sinh 01 tờ khai hải quan xuất trả "bộ đầu thu khuyếch đại âm thanh nhãn hiệu Asanzo" cho đối tác tại Hồng Kông, Trung Quốc, số lượng 05 chiếc, trị giá 5.825.000 đồng.
Vụ việc liên quan tới Asanzo đang dần được làm sáng tỏ |
Qua kiểm tra, rà soát, Tổng cục Hải quan xác định có 58 công ty có hoạt động mua bán linh kiện, hàng hóa với Công ty Asanzo.
Sau khi tra cứu trên Cổng thông tin của Tổng cục Thuế và xác minh tại địa phương nơi các doanh nghiệp đăng ký địa chỉ trụ sở hoặc địa điểm thuê văn phòng, Tổng cục Hải quan đã có kết quả xác minh về tình hình hoạt động hiện nay của các công ty kể trên.
Cụ thể, Tổng cục Hải quan khẳng định có 14 công ty bỏ trốn, 4 công ty đăng ký kinh doanh nhưng không tồn tại địa chỉ trên thực tế; 7 công ty ngừng hoạt động, 1 công ty không hoạt động đúng địa điểm đăng ký và 32 doanh nghiệp đang hoạt động.
Văn bản của Tổng cục Hải quan cho biết, các doanh nghiệp vi phậm đa phần treo biển nhưng không có hoạt động; có địa chỉ đăng ký trên giấy phép kinh doanh nhưng không có thật.
Một phần kết quả xác minh của Tổng cục Quản lý thị trường về các doanh nghiệp giao dịch với Asanzo. Ảnh chụp màn hình. |
Trong khi đó, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) cũng cho biết đã phối hợp với Vụ Khoa học và Công nghệ, Cục Xuất nhập khẩu, Cục Công nghiệp, Cục Phòng vệ thương mại tiến hành làm việc, xác minh thông tin Công ty Asanzo xé tem nhãn Trung Quốc, gắn mác Việt Nam.
Tổng cục Quản lý thị trường đã xác minh, kiểm tra 38 doanh nghiệp có giao dịch liên quan tới Công ty Asanzo. Kết quả xác minh cũng cho thấy nhiều chi tiết đáng chú ý.
Cụ thể, Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo tại địa chỉ Toà nhà Flemington Tower số 182 Lê Đại Hành ( Quận 11, TP.HCM) chỉ gồm bộ phận kế toán và văn phòng, không có hoạt động sản xuất, chứa trữ hàng hoá.
Trung tâm Bảo hành Asanzo tại đường Bình Thành (phường Bình Hưng Hoà B, quận Bình Tân) vẫn đang hoạt động nhưng chỉ có 2 nhân viên đang làm việc. Nơi đây không chứa trữ hàng hoá, chỉ chứa trữ bao bì và thùng carton.
Kho - xưởng sản xuất của Công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo vẫn hoạt động lắp ráp linh kiện điện tử và kinh doanh bình thường. Các mặt hàng được sản xuất, lắp ráp, kinh doanh là tivi, máy lạnh, loa di động…
Trước đó, đã có nhiều nghi vấn về các công ty mua bán, nhập khẩu linh kiện cho Asanzo |
Công ty TNHH Đầu tư Sản xuất Phương Nguyên Asanzo từ đầu 2019 đến nay vẫn hoạt động bình thường nhưng chỉ có 1 nhân viên trong trụ sở làm việc, chưa phát hiện có chứa trữ hàng hoá vì toàn bộ trụ sở được che rèm kín. Tại thời điểm thẩm tra, xác minh chưa phát hiện được dấu hiệu vi phạm.
Công ty TNHH Truyền thông Asanzo có địa chỉ tại toà nhà Vincom Center (Bến Nghé, Quận 1), đã ngừng hoạt động tại địa chỉ này đến thời điểm 3/9/2017. Trong thời gian thuê, công ty không có bất cứ hoạt động nào tại địa chỉ đã thuê.
Kho chứa hàng của Asanzo tại Khu công nghiệp Tân Bình (Tân Phú) cũng được thuê lại của Công ty cổ phần Đầu tư Thành Thành Công nhưng do Asanzo có nhu cầu thu hẹp hoạt động nên hầu như không có nhu cầu sử dụng nên đã chấm dứt hợp đồng thuê kho trước thời hạn và trao trả mặt bằng.
Ngoài những doanh nghiệp gắn tên Asanzo nêu trên, có những doanh nghiệp không hoạt động, một số doanh nghiệp không phát sinh giao dịch mua bán sản phẩm liên quan đến hàng hóa mang nhãn hiệu Asanzo... Một số doanh nghiệp hoạt động bình thường, không có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Asanzo chính thức kiện báo Tuổi trẻ, đòi bồi thường Toà án Nhân dân Quận 11 xác nhận vừa nhận đơn khởi kiện của Tập đoàn Asanzo về việc khởi kiện báo Tuổi Trẻ với ... |
Điều tra, làm rõ hàng chục doanh nghiệp "ma" nhập khẩu hàng gắn mác Asanzo Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP.HCM vừa ra quyết định khởi tố vụ án về tội "Buôn lậu" xảy ra tại ... |
Kiểm tra gần 30 doanh nghiệp liên quan đến vụ Asanzo Cơ quan Hải quan đã nhận được danh sách 51 doanh nghiệp đầu vào bán hàng, linh kiện cho Asanzo do báo chí và Bộ ... |
Vụ Asanzo: Tổng cục Hải quan nói có nhiều lỗ hổng pháp lý, chưa thể kết luận! Đây là thông tin được ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý, Tổng cục Hải quan đưa ra tại cuộc Họp ... |
Tuyên bố phũ phàng của ông chủ Asanzo sau vụ "hàng Trung Quốc đội lốt Việt" Trong thông báo chính thức mới nhất, ông Phạm Văn Tam, CEO của Asanzo khẳng định sẽ không chịu trách nhiệm về việc thu đổi ... |
Ông chủ Asanzo gửi thư ngỏ giãi bày khó khăn Mới đây, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo Phạm Văn Tam đã có thư ngỏ giãi bài khó khăn: Tài khoản ... |
Vụ Asanzo: Sau Bộ Công thương, hải quan, thuế... đồng loạt vào cuộc Tiếp theo Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan... đã đồng loạt vào cuộc điều tra, rà soát, xác minh ... |