Đà Nẵng cấp tập triển khai phương án và lực lượng phòng chống bão số 5
Đà Nẵng: Đảm bảo an toàn vừa chống dịch vừa chống bão số 5 Lãnh đạo TP Đà Nẵng cũng yêu cầu các quận, huyện xem xét linh động cho phép người dân, đơn vị được tiến hành xây dựng, sửa chữa, gia cố các công trình dân sinh chống bão. |
Đà Nẵng tiếp tục tiêm vacxin cho hơn 92.000 người Đây là đợt tiêm chủng diện rộng lớn nhất từ trước tới nay tại TP Đà Nẵng với số lượng hơn 92.000 trong vòng 4 ngày. |
Đà Nẵng triển khai nhiều biện pháp, huy động lực lượng hỗ trợ người dân chống bão. (ảnh B.Anh) |
Ngày 10/9, UBND TP Đà Nẵng họp nhanh với các ngành, địa phương lên phương án vừa chống dịch vừa chống bão số 5. Chính quyền TP Đà Nẵng nhận định, khả năng cao bão sẽ ảnh hưởng khu vực ven biển Thừa Thiên – Huế và Đà Nẵng.
Nếu bão đổ bộ vào Đà Nẵng sẽ ảnh hưởng đến cảng Tiên Sa, âu thuyền Thọ Quang và các quận ven biển. Các hồ đập, vùng sạt lở và nguy cơ sạt lở trên địa bàn huyện Hòa Vang và quận Cẩm Lệ cũng sẽ chịu ảnh hưởng mạnh của bão.
Dự kiến đường đi của bão số 5. (ảnh TTDBKTTV Quốc Gia) |
Trước dự báo cơn bão số 5 có ảnh hưởng đến Đà Nẵng, ngay từ sáng sớm, người dân thành phố đã bắt đầu di chuyển tàu thuyền thu dọn ngư lưới cụ. Đồng thời, chằng chống nhà cửa để ứng phó với cơn bão này.
Tại khu vực ven biển các quận Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và Thanh Khê, Liên Chiểu (TP Đà Nẵng) do trong thời điểm giãn cách xã hội, nên nhiều ngư dân đã được tạo điều kiện để xuống biển thu dọn ngư lưới cụ, giằng néo thuyền thúng, chằng chống nhà cửa để chuẩn bị ứng phó với cơn bão số 5.
Lực lượng chức năng được điều động hỗ trợ ngư dân Sơn Trà kéo thuyền thúng lên vị trí an toàn sáng ngày 10/9. (ảnh B.Anh) |
Ở các chốt kiểm soát ra/vào TP Đà Nẵng, các lực lượng sẽ mượn xe buýt hoặc container đặt tại các vị trí này để có nơi kiểm soát đảm bảo an toàn. 6 tiếng trước và sau khi bão đổ bộ, các chốt kiểm soát dịch không cử lực lượng trực chốt mà di chuyển vào các vị trí an toàn.
Các quận, huyện cần chủ động lên phương án, kịch bản để di dân đến nơi an toàn. Khi cần di dân, các địa phương cần làm việc với ngành y tế để có biện pháp phòng chống dịch kèm theo.
Ngư dân Đà Nẵng xuống biển thu gom ngư cụ, bảo vệ tàu cá trước bão số 5. (ảnh B.Anh) |
Chiều 10/9, UBND xã Hoà Bắc (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) có 97 người đồng bào dân dộc thiểu số vẫn đang ở trong rừng thuộc địa bàn xã này. Những người này là đồng dân tộc thiểu số ở nhiều địa phương như Quảng Ngãi, Kon Tum, Nghệ An... Họ bị mắc kẹt trong rừng từ khi TP thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVID-19. Thời gian qua, chính quyền xã Hòa Bắc đã hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho nhóm người này. Hiện chính quyền đang lên phương án để di chuyển những người này ra khỏi rừng trước khi bão đổ bộ vào.
Người nước ngoài ở Việt Nam bất ngờ và cảm kích khi nhận được quà hỗ trợ Những ngày phong toả toàn thành phố, Hà Nội, Đà Nẵng không chỉ nỗ lực hỗ trợ thực phẩm cho nhân dân mà còn quan tâm đến những người nước ngoài đang sinh sống, mắc kẹt lại trên địa bàn vì dịch bệnh. Nhiều người nước ngoài bất ngờ khi nghe tiếng gõ cửa, thấy các anh công an, dân quân tay xách nách mang, gửi tặng những món quà là nhu yếu phẩm. |
Đà Nẵng: Tiểu thương được miễn 100% tiền thuê mặt bằng trong 6 tháng UBND thành phố Đà Nẵng quyết định miễn 100% tiền dịch vụ sử dụng mặt bằng cho tất cả tiểu thương tại các chợ truyền thống trong 6 tháng, tính từ tháng 5/2021. |
Người dân vùng xanh Đà Nẵng sẽ hoạt động như thế nào sau ngày 5/9? Chính quyền TP Đà Nẵng quán triệt, nếu mở ra hoạt động gì phải kèm các điều kiện phòng dịch. Đặc biệt, phải kiểm soát, quản lý chặt việc người ra khỏi nhà từ khu dân cư. |