Cụm công trình của tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Campuchia
Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Thái Bình: Vun đắp tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Campuchia
Giai đoạn 2015 - 2020, hoạt động của Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tỉnh Thái Bình được thực hiện chủ động, linh hoạt, thiết thực, đạt hiệu quả cao, góp phần vun đắp, phát triển tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước Việt Nam - Campuchia.
|
Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia quận Hải Châu (Đà Nẵng) ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19
Đây là số tiền mà Hội vận động từ cán bộ, hội viên của hội đóng góp nhằm góp phần vào công tác phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố.
|
Bia đá tại cụm công trình X16 có thiết kế hình tượng hoa sen. Trên bia có biểu tượng quốc kỳ 2 nước và nội dung lịch sử bằng 2 ngôn ngữ Việt Nam - Campuchia - Ảnh: Phạm Tăng
Chính tình đoàn kết, tình cảm sắt son ấy là động lực, là sức mạnh để quân đội và nhân dân hai nước cùng kề vai sát cánh bên nhau chiến thắng chế độ diệt chủng Pol Pot, đưa đất nước Chùa Tháp Campuchia hồi sinh và quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay.
Cách đây 4 năm, ngày 21/6/2017, Chủ tịch Đảng Nhân dân, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã tìm lại hành trình cứu nước của mình và các cộng sự năm 1977. Sau khi xác định được các địa điểm trong hành trình trên địa bàn tỉnh Bình Phước, Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện xây dựng các cụm công trình để ghi dấu quá trình cứu nước của Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
Ngày 8/5/2021, lễ khởi công xây dựng cụm công trình lưu niệm hành trình cứu nước của Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Bình Phước đã diễn ra tại điểm X16, xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh với niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Phước. Cụm công trình có quy mô 4 cụm thành phần, với những hạng mục được thực hiện mô phỏng, tái hiện lại câu chuyện lịch sử về hành trình cứu nước của đồng chí Hun Sen cách đây 44 năm tại Bình Phước. Trong đó, cụm công trình lưu niệm điểm dừng chân đầu tiên có diện tích 5 ha, diện tích xây dựng 0,9 ha với 2 điểm chính là Cây Độc lập và nơi đặt bia đá... Vào lúc 2 giờ sáng 21/6/1977, đồng chí Hun Sen và các cộng sự, sau khi vượt qua biên giới Campuchia - Việt Nam, đã dừng chân nghỉ tại khu vực này chờ trời sáng để xác định phương hướng đi gặp quân đội và nhân dân Việt Nam, với mục đích là đề nghị Việt Nam giúp xây dựng lực lượng vũ trang Campuchia, nhằm lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot.
Khu vực cây Độc lập, nơi Trung đoàn trưởng Hun Sen và các cộng sự sau khi vượt qua biên giới Campuchia - Việt Nam đã dừng chân - Ảnh: Đặng Hùng.
Cụm công trình này có 1 nhà chờ được xây mới thay thế nhà chờ hiện hữu, có bãi đậu xe, cùng với đường mòn tái tạo và những diện tích rừng tự nhiên. Điểm nhấn tại cụm công trình này là bia đá nguyên khối có hình tượng hoa sen. Trên bia đá có Quốc kỳ 2 nước và nội dung lịch sử khắc bằng 2 ngôn ngữ Việt Nam và Campuchia.
Trong quá trình triển khai xây dựng, lãnh đạo tỉnh Bình Phước và các sở, ngành liên quan liên tục kiểm tra, giám sát, chỉ đạo khắc phục kịp thời những vướng mắc, khó khăn để cụm công trình kịp khánh thành vào đúng dịp kỷ niệm 44 năm ngày Thủ tướng Campuchia Hun Sen thực hiện hành trình cứu nước. Chủ đầu tư là UBND huyện Lộc Ninh đã đôn đốc các đơn vị thi công tận dụng tối đa thời gian, thi công khẩn trương, hối hả, tất bật trong suốt 43 ngày đêm, thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm cao đối với công trình mang ý nghĩa quốc gia quan trọng này.
Toàn cảnh con đường vào Bia đá tại cụm công trình X16 có thiết kế hình tượng hoa sen. Trên bia có biểu tượng quốc kỳ 2 nước và nội dung lịch sử bằng 2 ngôn ngữ Việt Nam - Campuchia - Ảnh: Phạm Tăng
Không chỉ đầu tư xây dựng tại địa điểm X16, mà 3 cụm công trình lưu niệm liên quan đến đoạn đường đầu tiên đồng chí Hun Sen thực hiện hành trình cứu nước tại Bình Phước cũng được thực hiện.
Đó là địa điểm đồng chí Hun Sen cùng các cộng sự cất giấu vũ khí. Công trình lưu niệm được xây dựng trên diện tích 1 ha. Tại đây, ngoài điểm nhấn là bia ghi dấu sự kiện, còn có các hạng mục hàng rào, nhà chờ, bãi đậu xe, cảnh quan trồng cây tái tạo rừng, cùng với việc tái tạo đường mòn dựa theo câu chuyện lịch sử của Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
Theo câu chuyện lịch sử, vào lúc 11 giờ ngày 21/6/1977, sau khi vượt qua biên giới, đi vào lãnh thổ Việt Nam khoảng 6km, đồng chí Hun Sen cùng các cộng sự một lần nữa dừng chân nghỉ và tổ chức cất giấu vũ khí mang theo để đảm bảo an toàn. Sau đó tiếp tục hành trình tìm sự giúp đỡ của Việt Nam để lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot.
Còn tại địa điểm gặp dân quân xã Lộc Tấn, cụm công trình lưu niệm được xây dựng trên diện tích 430m2 với các hạng mục chính như bia ghi dấu sự kiện, nhà dừng chân, hàng rào, đường nội bộ. Tại đây, vào lúc 14 giờ ngày 21/6/1977, sau khi đi vào lãnh thổ Việt Nam khoảng 20km, đồng chí Hun Sen và cộng sự đã gặp dân quân và nhân dân Việt Nam, được đưa đến ấp Hoa Lư. Tại đây, đồng chí Hun Sen và cộng sự được nhân dân xã Lộc Tấn giúp đỡ, mời cơm, thu xếp chỗ nghỉ trước khi được đưa về làm việc với lực lượng vũ trang Việt Nam.
Nhà văn hóa xã Lộc Thạnh (trước đây là xã Lộc Tấn), cách đây 44 năm, vào lúc 16 giờ 45 phút ngày 21/6/1977, đồng chí Hun Sen và các cộng sự đã gặp và trực tiếp trao đổi với lực lượng vũ trang và chính quyền xã Lộc Tấn, đồng thời đề nghị phía Việt Nam giúp xây dựng lực lượng vũ trang Campuchia để lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot. Nơi đây cũng được xây dựng mới một nhà trưng bày những hình ảnh và hiện vật về hành trình cứu nước của Thủ tướng Campuchia Hun Sen cũng như mối quan hệ hợp tác giữa hai đất nước Việt Nam - Campuchia trong lịch sử và trong giai đoạn hiện nay.
Nhà trưng bày hình ảnh và hiện vật về hành trình cứu nước của Thủ tướng Hun Sen cũng như mối quan hệ hợp tác giữa 2 đất nước Việt Nam - Campuchia trong lịch sử và trong giai đoạn hiện nay (tại Nhà văn hóa xã Lộc Thạnh) - Ảnh: Phạm Tăng
Các cụm công trình lưu niệm hành trình cứu nước của Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Bình Phước được kết nối bằng các tuyến đường X16 và quốc lộ 13B. Các tuyến đường đã và đang được đầu tư khang trang, rộng lớn, với tổng chiều dài hơn 23km, tổng mức đầu tư cho cụm công trình lưu niệm và các tuyến đường gần 300 tỷ đồng.
Cụm công trình ghi dấu ấn hành trình cứu nước của Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Bình Phước được hoàn thành trong niềm phấn khởi của nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia, khánh thành đúng vào ngày kỷ niệm 44 năm ngày Thủ tướng Campuchia Hun Sen thực hiện hành trình cứu nước tại Việt Nam, cũng là chừng ấy năm kỷ niệm Việt Nam nỗ lực giúp Campuchia xây dựng lực lượng vũ trang, lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot với tinh thần quốc tế trong sáng.
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Phước rất vinh dự, tự hào khi được nhận nhiệm vụ hoàn thành cụm công trình lưu niệm hành trình cứu nước của Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Việt Nam, góp phần gìn giữ, tiếp nối truyền thống lịch sử và phát huy mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam - Campuchia, đồng thời tiếp tục xây dựng biên giới hai nước hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia trao tặng 500 triệu đồng hỗ trợ nhân dân Campuchia chống dịch COVID-19
Ngày 12/5, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO), Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia do Chủ tịch VUFO Nguyễn Phương Nga làm trưởng đoàn đã tới Đại sứ quán Vương quốc Campuchia tại Việt Nam trao tặng 500 triệu đồng nhằm chia sẻ, hỗ trợ nhân dân Campuchia ngăn chặn đại dịch COVID-19.
|
Ngày hội Tết cổ truyền Campuchia, Lào, Thái Lan tại TP Vũng Tàu góp phần thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị
Ngày 13/4, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Vũng Tàu đã tổ chức Ngày hội Tết Cổ truyền Campuchia, Lào, Thái Lan tại thành phố biển Vũng Tàu. Ngày hội được tổ chức nhằm giúp cho các bạn Campuchia, Lào, Thái Lan đang làm việc và học tập tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được sống trong không khí ngày Tết cổ truyền.
|
VUFO, Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia chúc Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay Campuchia
Nhân dịp Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay của Vương quốc Campuchia, chiều ngày 8/4, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) Nguyễn Phương Nga đã dẫn đầu đoàn VUFO và Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia đến chúc Tết Đại sứ quán Campuchia tại Việt Nam.
|