Chủ tịch VCCI: Việt Nam khó đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,8%
Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh có nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội? Quốc hội dành 3 ngày chất vấn 4 Bộ trưởng, trưởng ngành Quốc hội có thể họp riêng về vấn đề Biển Đông |
Ngày 30-31/10, Quốc hội tiếp tục thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2020.
Báo cáo gửi tới Quốc hội sáng nay (30/10), Chính phủ cho biết: Tăng trưởng kinh tế năm 2019 sẽ đạt khoảng 6,8%, ở cận trên của mục tiêu; lạm phát dưới 3%; bội chi ngân sách ở ngưỡng 3,4% GDP.
Chia sẻ ý kiến tại hội trường, đại biểu Vũ Tiến Lộc (đoàn Thái Bình - Chủ tịch VCCI) nhận định, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,8% rất gian nan trong bối cảnh thương mại giảm thấp, suy thoái kinh tế toàn cầu.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, nhiều chuyên gia dự đoán Việt Nam sẽ hưởng lợi, trở thành công xưởng thế giới, nhưng thực tế không phải như vậy.
Chủ tịch VCCI phân tích: Trong 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu của Việt Nam chỉ tăng 8,2% so với cùng kỳ 2018, chỉ còn bằng phân nửa tốc độ tăng của cùng kỳ năm ngoái là 15,4% và bằng khoảng 1/3 của mức tăng trên 20% của những năm trước nữa.
Chủ tịch VCCI, đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc |
Ngoài ra, cơ cấu xuất khẩu theo thị trường cũng có những chuyển dịch bất lợi. Trong nhóm 6 thị trường xuất khẩu lớn nhất, chỉ duy nhất xuất khẩu sang Mỹ tăng đột biến nhưng lại chứa đựng rất nhiều rủi ro và gian lận thương mại.
Với vị thế là 1 trong 6 quốc gia đang có thâm hụt thương mại lớn nhất với Mỹ, Việt Nam hoàn toàn có thể bị Mỹ trừng phạt. "Trong khi hầu hết các quốc gia này đều bị Hoa Kỳ trừng phạt thì ai có thể bảo đảm rằng chúng ta là ngoại lệ" - Chủ tịch VCCI cảnh báo.
Cũng theo ông Lộc, thu hút vốn đầu tư nước ngoài từ các quốc gia như Nhật Bản và Hàn Quốc đang giảm, trong khi tăng đột biến ở đầu Hong Kong, Đài Loan, Trung Quốc và đây là những nguồn vốn không bền vững.
Đề xuất giải pháp, đại biểu Lộc chỉ ra rằng động lực chính để bảo đảm cho sự tăng trưởng là nâng cao sức cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp. "Nếu không cải cách mạnh mẽ chúng ta sẽ tụt lại phía sau" - ông Lộc nhấn mạnh.
Xem thêm:
Đại biểu Quốc hội: Cách xin lỗi của nước sạch sông Đà thiếu trách nhiệm, thiếu nghiêm túc! Theo ĐBQH Nguyễn Anh Trí, lời xin lỗi của Công ty nước sạch sông Đà qua một tờ thông cáo là thiếu trách nhiệm và nghiêm túc ... |
Giảm số lượng cấp phó HĐND từ nhiệm kỳ tới? Đa số đại biểu Quốc hội tán thành việc giảm số lượng cấp phó của Hội đồng nhân dân HĐND) ngay từ nhiệm kỳ tới ... |
Cán bộ nghỉ hưu dính kỷ luật có thể bị cắt quyền lợi vật chất Nhiều đại biểu Quốc hội tán thành bổ sung quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, ... |
Đề xuất thêm ngày nghỉ lễ Gia đình Việt Nam 28/6 Báo cáo trước Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội Nguyễn Thuý Anh cho biết: Có nhiều ý kiến cho ... |
Vốn điều lệ 30 tỷ trở lên, doanh nghiệp mới được chào bán chứng khoán Theo Dự thảo Luật Chứng khoán của Chính phủ, các công ty cổ phần chỉ được phép chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng ... |
Bộ trưởng Tài chính: Gần 43 nghìn tỷ đồng không có khả năng thu hồi Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, tổng số tiền nợ thuế không có khả năng thu hồi trên thực tế là 42.990 tỷ ... |