Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh có nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội?
Chốt danh sách 4 Bộ trưởng trả lời chất vấn Quốc hội dành 3 ngày chất vấn 4 Bộ trưởng, trưởng ngành Quốc hội có thể họp riêng về vấn đề Biển Đông |
Sáng 29/10, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội. Nội dung được quan tâm nhiều nhất là giải pháp tăng số lượng ĐBQH chuyên trách, nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
Với cương vị là ĐBQH, đồng thời là "tư lệnh" ngành, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chia sẻ: Bộ, ngành chịu trách nhiệm công tác quản lý, cơ chế chính sách pháp luật, khâu tổ chức thực hiện nhưng phân cấp cho địa phương rất lớn.
"Bây giờ hỏi nhiều câu Bộ trưởng không nắm được đâu, rồi bị nhân dân phê bình, nhưng thực ra thẩm quyền đó được phân cho UBND, HĐND và Chủ tịch UBDN các địa phương. Nhiều vấn đề là tổ chức thực hiện hiện nay phân cấp về cơ bản rồi" - Bộ trưởng Hà nói.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà. Ảnh: Soha. |
Bộ trưởng Hà đánh giá tổ chức, hoạt động, cơ cấu của Quốc hội còn chưa có sự đổi mới. Theo đó, nhiều Bộ trưởng, thậm chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng làm ĐBQH khiến việc chỉ đạo, điều hành rất khó khăn.
"Quốc hội có quyền yêu cầu bộ trưởng giải trình để có những phiên chất vấn, nhưng phải chăng cứ Bộ trưởng, Chủ tịch UBND phải là đại biểu Quốc hội? Chúng tôi muốn chuyển phần này sang để tăng được số đại biểu chuyên trách" - người đứng đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường nhấn mạnh.
Lấy ví dụ tại nghị viện một số nước, Bộ trưởng có thể bị chất vấn bất cứ lúc nào, ông Hà cho rằng trách nhiệm giải trình không chỉ thuộc về Bộ trưởng mà còn cả Chủ tịch UBND các địa phương.
Cơ cấu tổ chức, hoạt động của Quốc hội cần được đổi mới. Ảnh minh hoạ. |
Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu quan điểm: "Nếu thực hiện được thì việc này là bước thay đổi lớn trong hoạt động của chúng ta. Tôi đồng tình không chỉ 35% mà có thể có 50-60% đại biểu chuyên trách để Quốc hội có vai trò khác đi".
Góp ý về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh cũng cho rằng với số lượng đại biểu chuyên trách như hiện nay rất khó khăn trong việc rà soát các văn bản luật, nếu không cẩn thận sẽ không thể phát hiện các lợi ích cài cắm trong luật.
Theo ông Vũ Hồng Thanh, hiện nay sẽ khó thu hút được các đại biểu có tâm huyết, trách nhiệm về làm việc cho các cơ quan của Quốc hội, vì thế cần phải cải thiện cơ chế, chính sách đối với uỷ viên chuyên trách.
Xem thêm:
Đại biểu Quốc hội: Cách xin lỗi của nước sạch sông Đà thiếu trách nhiệm, thiếu nghiêm túc! Theo ĐBQH Nguyễn Anh Trí, lời xin lỗi của Công ty nước sạch sông Đà qua một tờ thông cáo là thiếu trách nhiệm và nghiêm túc ... |
Giảm số lượng cấp phó HĐND từ nhiệm kỳ tới? Đa số đại biểu Quốc hội tán thành việc giảm số lượng cấp phó của Hội đồng nhân dân HĐND) ngay từ nhiệm kỳ tới ... |
Cán bộ nghỉ hưu dính kỷ luật có thể bị cắt quyền lợi vật chất Nhiều đại biểu Quốc hội tán thành bổ sung quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, ... |
Quốc hội xem xét bỏ hình thức kỷ luật giáng chức Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, sẽ bỏ hình thức ... |
Đề xuất thêm ngày nghỉ lễ Gia đình Việt Nam 28/6 Báo cáo trước Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban về các vấn đề xã hội Nguyễn Thuý Anh cho biết: Có nhiều ý kiến cho ... |
Vụ Đàm Vĩnh Hưng kích động bạo lực: Đại biểu Quốc hội đề nghị xử nghiêm Ủy viên Ủy ban Pháp luật, nhận định việc làm của chủ Facebook Đàm Vĩnh Hưng là vi phạm pháp luật. |